Trong số các hạng bằng lái ô tô ở Việt Nam thì bằng lái xe B1 là loại phổ biến nhất. Vậy bằng lái xe B1 là bằng gì và muốn học thi lấy giấy phép lái xe hạng B1 thì cần đáp ứng điều kiện nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Bằng lái xe B1 là bằng gì?
Theo Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 (Bổ sung, sửa đổi bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018) quy định Bằng lái xe B1 hay giấy phép lái xe hạng B1 là loại giấy phép lái xe ô tô có thời hạn cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả lái xe); xe ô tô tải và máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
Bằng lái B1 là hạng bằng lái xe ô tô thấp nhất và có yêu cầu về số ki-lô-mét lái xe an toàn ngắn nhất nên cũng được lựa chọn học thi nhiều nhất.
Bằng lái xe B1 có mấy loại? Câu trả lời là bằng B1 đươc chia thành 2 loại B1 số tự động-B11 và B1 số sàn-B12.
2. Mẫu bằng lái xe B1 mới nhất năm 2024
Trải qua nhiều năm thì mẫu bằng lái B1 có nhiều thay đổi và nâng cấp, cụ thể về mẫu bằng lái xe b1 mới nhất năm 2024 như dưới đây:
Mặt trước của bằng lái xe B1 sẽ bao gồm thông tin cá nhân của người được cấp bằng B1; hạng B1 và thời hạn của bằng lái sẽ được ghi rõ phía dưới ảnh của người lái xe, ngoài ra sẽ có những hoa văn và thông tin được in trên bằng để chống hàng nhái hàng giả.
Mặt sau của bằng lái xe B1 bao gồm thông tin ngày trúng tuyển kỳ thi sát hạch cấp bằng B1 và chi tiết các loại xe cơ giới đường bộ được điều khiển gồm:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi;
- Ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Ngoài ra mặt sau bằng B1 cũng có những hoa văn, thông tin được in trên đè lên bằng để chống hàng nhái hàng giả và QR code để tra cứu thông tin trên bằng.
3. Những thông tin về bằng lái B1
Bằng B1 là hạng bằng lái xe ô tô hữu hạn và bắt buộc người học thi phải trải qua quá trình đào tạo theo quy định. Vậy, muốn học thi và lấy được giấy phép lái xe hạng B1 cần nắm bắt thông tin và yêu cầu như thế nào là điều mà rất nhiều người quan tâm.
3.1 Bằng lái B1 có thể điều khiển những loại xe nào?
Theo quy định của luật giao thông đường bộ, người được cấp giấy phép lái xe hạng B1 có thể điều khiển các loại xe sau đây:
- Xe ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
- Xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Xe ô tô dùng cho người khuyết tật.
Như vậy, sau khi vượt qua quy trình thi lý thuyết, thực hành sát hạch lái xe, người có bằng lái xe B1 được phép sử dụng các loại xe trên để lưu thông trên đường.
3.2 Bao nhiêu tuổi thì được học bằng lái xe B1?
Do có thể điều khiển các phương tiện 4 bánh, to và khá đồ sộ, vậy nên để đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông, muốn thi lấy bằng lái xe ô tô B1 ngoài việc nắm vững kiến thức kỹ năng, trước hết bạn phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về độ tuổi. Điều 60 Luật Giao thông đường bộ ghi rõ người đủ 18 tuổi trở lên được lái, cấp giấy phép lái xe hạng B1.
3.3 Thời hạn của giấy phép lái xe B1
Như đã nói ở phần trên, gplx B1 là hạng bằng có thời hạn, và thời hạn của bằng B1 là đến tuổi nghỉ hưu. Theo đó, thời hạn của giấy phép lái xe hạng B1 là đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người học và thi là nữ trên 45 tuổi và năm trên 50 tuổi thi bằng lái xe B1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
3.4 Học thi bằng B1 cần đáp ứng điều kiện gì?
Thời hạn dài, được phép điều khiển những dòng xe thông dụng là ưu điểm của giấy phép lái xe hạng B1. Tuy nhiên, để lấy được chiếc giấy phép này, người học và thi phải đáp ứng một số điều kiện tiêu chuẩn:
- Người đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày thi sát hạch);
- Đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật;
- Có CCCD hoặc hộ chiếu chưa hết thời hạn;
- Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B1 phải được đào tạo và sát hạch khoảng ít nhất 4 tháng, có số km lái xe theo quy định của pháp luật.
4. Sự khác biệt giữa bằng lái xe B1 và B2
Bằng lái xe B1 và bằng lái xe B2 đều không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng nhìn nhận rõ những điểm khác biệt giữa hai hạng bằng lái xe ô tô này. Để đưa ra được nhu cầu nên học bằng b1 hay b2 bạn hãy cùng tôi tóm tắt những điểm khác biệt chính của bằng B1 với bằng B2:
Nội dung so sánh | Bằng lái xe B1 | Bằng lái xe B2 |
Loại xe được điều khiển | Xe tải số tự động dưới 3,5 tấn – Xe ô tô số tự động dưới 9 chỗ | Xe tải số sàn dưới 3,5 tấn – Xe ô tô số sàn dưới 9 chỗ – Xe mà bằng B1 được phép lái |
Phạm vi sử dụng | Không đăng ký kinh doanh vận tải | Được phép đăng ký kinh doanh vận tải |
Quá trình học và thi | Dễ hơn vì học và thi trên xe số tự động | Khó hơn vì cần phải học và thi trên xe số sàn |
Thời hạn sử dụng | Đến tuổi nghỉ hưu | 10 năm |
5. Đối tượng nào có thể học bằng lái xe B1
Dựa theo phạm vi sử dụng thì bằng lái xe B1 là hạng bằng phù hợp nhất dành cho những đối tượng:
- Người đã đủ 18 tuổi.
- Không hành nghề lái xe, không kinh doanh dịch vụ vận tải.
- Phụ nữ và những người đã có tuổi.
- Những người chỉ có nhu cầu lái xe ô tô gia đình xe số tự động.
6. Những câu hỏi thường gặp về bằng lái xe B1
Để đảm bảo an toàn cũng như không vi phạm Luật giao thông người học thi cần quan tâm những vấn đề thường gặp về bằng lái xe B1.
6.1 Giấy phép lái xe B1 có lái được xe số sàn không?
Bằng lái xe ô tô hạng B1 là loại bằng lái cho phép điều khiển các loại ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, xe tải khối lượng hàng chuyên chở đến 3.500 kg vì vậy bằng B1 không được phép lái xe số sàn.
6.2 Bằng B1 có được lái xe taxi, kinh doanh không?
Khoản b, điều 59 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 (Bổ sung, sửa đổi bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018) quy định Bằng lái xe ô tô hạng B1 là hạng bằng lái cấp cho người không hành nghề lái xe. Do đó, nếu muốn lái xe phục vụ cá nhân, gia đình bằng lái xe B1 là sự lựa chọn tốt nhất, còn nếu muốn lái xe taxi, dịch vụ hoặc cho công ty thì cần có gplx B2 trở lên vì vậy mà bằng B1 không được phép lái xe kinh doanh vận tải, xe taxi.
6.3 Bằng lái B1 nâng được lên hạng nào?
Theo quy định Luật giao thông mới nhất thì bằng lái xe B1 được phép nâng hạng lên hạng B2. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe B1 phải có đủ thời gian và số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định cho hạng giấy phép lái xe B2.
6.4 Khi nào thì phải đổi bằng B1?
Người được cấp giấy phép lái xe B1 có thể sử dụng bằng B1 để tham gia giao thông đến tuổi nghỉ hưu. Khi hết thời hạn giấy phép lái xe, người sử dụng cần phải làm thủ tục gia hạn bằng lái xe tại cơ quan có thẩm quyền trong vòng cộng trừ 3 tháng đối với ngày hết hạn trên gplx.
Ngoài ra người có giấy phép lái xe B1 cũng có thể làm thủ tục đổi giấy phép lái xe nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Thông tin trên giấy phép lái xe sai lệch với thông tin ghi trên căn cước công dân.
- Giấy phép lái xe bị trùng khớp với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn đã có trong hệ thống quản lý giấy phép lái xe.
Ngoài ra, nếu muốn nâng hạng bằng B1, người sử dụng có thể học thi đổi sang bằng B2.
Theo quy định hiện hành, khi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông phải có giấy tờ về phương tiện và cả giấy phép lái xe tương ứng với phương tiện đang điều khiển, trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hy vọng những thông tin trong bài viết này có thể giúp người đang có nhu cầu lấy bằng lái xe B1 có được cái nhìn rõ ràng và chuẩn bị tốt nhất các điều kiện học thi bằng B1.
Bài Viết Mới