12-01-2024

Mục lục

Học lái xe B2 cần chuẩn bị những gì? Nội dung học và thi lái xe B2 ra sao? Cùng tìm hiểu ngay những thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây!

1. Học lái xe B2 là học bằng lái xe gì?

Khi đăng ký học lái xe B2 thì nhu cầu đầu tiên của học viên đó là được cấp bằng lái xe B2, đây là loại giấy phép bắt buộc đối với người điều khiển các loại xe cơ giới (thuộc hạng B2) lưu thông trên các tuyến đường. Theo quy định, khi có bằng lái xe ô tô hạng B2, người học bằng lái xe B2 có thể điều khiển những phương tiện thuộc hạng B1, xe số sàn có trọng tải dưới 3,5 tấn, xe ô tô đến 9 chỗ và hành nghề kinh doanh.

Để có thể đủ điều kiện nhận bằng lái xe hạng B2, bạn phải tham gia học và thi sát hạch lái xe B2 theo quy định.

học lái xe B2

Để đủ điều kiện nhận bằng lái B2, bạn phải học và thi sát hạch B2 theo quy định (Ảnh: Sưu tầm)

2. Học bằng B2 cần tìm hiểu những thông tin gì?

2.1 Học bằng lái xe B2 xong được phép lái những loại xe nào?

Căn cứ theo khoản 6, khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, cụ thể:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

2.2 Bao nhiêu tuổi thì được phép học lái xe B2?

Theo Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người đủ 18 tuổi sẽ đủ điều kiện để dự thi sát hạch lái xe hạng B2. Đây là độ tuổi được xem là có đủ nhận thức để điều khiển mọi hành vi khi tham gia giao thông.

2.3 Điều kiện để học bằng lái B2 là gì?

Theo quy định, người học lái xe ô tô B2 phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú, đang học tập, làm việc tại Việt Nam.
  • Có CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
  • Người đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), đảm bảo các điều kiện về sức khỏe và trình độ văn hóa theo quy định của bộ GTVT.
  • Điều kiện về sức khỏe dành cho người lái xe B2.

2.4 Đăng ký thi bằng lái xe B2 cần chuẩn bị những gì?

mẫu đơn để xin học lái xe B2

Người học bằng lái B2 cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. 

Hồ sơ học lái xe B2 bao gồm:

– Đơn đề nghị học bằng lái xe B2

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân

– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

– 06 ảnh 3×4, không bao gồm ảnh đã dán vào giấy khám sức khỏe và đơn đăng ký học lái xe.

– Sơ yếu lý lịch không cần công chứng.

2.5 Trong khóa học lái xe ô tô B2 bạn được học những nội dung gì?

Khi đăng ký khóa học bằng B2, bạn sẽ được học cả nội dung lý thuyết và thực hành. Cụ thể như sau:

Nội dung lý thuyết

Chương trình học có tổng cộng 168 giờ, với:

  • Pháp luật giao thông đường bộ: 90 giờ
  • Cấu tạo và sửa chữa thông thường: 18 giờ
  • Nghiệp vụ vận tải: 16 giờ
  • Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông: 20 giờ
  • Kỹ thuật lái xe: 24 giờ

Kết cấu mỗi phần thuộc Bộ đề 600 câu hỏi bao gồm các nội dung:

  • Khái niệm và quy tắc tham gia giao thông đường bộ
  • Nghiệp vụ vận tải
  • Văn hóa tham gia giao thông và đạo đức của người lái xe
  • Kỹ thuật lái xe
  • Cấu tạo và sửa chữa
  • Hệ thống biển báo hiệu đường bộ 
  • Giải thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông

Nội dung thực hành

Nội dung học B2 thực hành bao gồm:

  • Lái xe trên mô hình cabin ảo

Cabin tập lái 3D là thiết bị được mô phỏng theo đúng với cabin điều khiển trên ô tô. Mô hình này có nhiều tình huống giao thông thực tế cũng như các dạng địa hình để người lái có thể tập luyện. 

Khi luyện tập tốt các bài thi trên cabin, học viên có thể dễ làm quen với tất cả môi trường lái xe. Từ đây, rèn luyện tâm lý vững vàng, phản ứng nhanh nhẹn trong mọi trường hợp.

  • Lái xe sa hình tổng hợp

Bài 1:  Xuất phát

Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc

Bài 4: Ghép dọc xe vào nơi đỗ

Bài 5: Qua vệt bánh xe vào đường hẹp vuông góc

Bài 6: Qua đường vòng quanh co

Bài 7: Ghép xe ngang vào nơi đỗ

Bài 8: Thay đổi số trên đường bằng

Bài 9: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua

Bài 10:  Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

Bài 11: Kết thúc

  • Lái xe thực hành DAT B2 : Thực hành lái xe trên xe có gắn thiết bị DAT với số km trên 810km.

3. Học bằng lái xe B2 có gì khác so với bằng B1 và C?

Học bằng lái xe hạng B1, B2 và C có nhiều điểm khác nhau, bao gồm:

Phương tiện điều khiển

– Bằng B1: cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.

– Bằng B2: cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.

Học lái xe b2 được lái xe đến 9 chỗ ngồi

Bằng B2 lái xe đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg (Ảnh: Sưu tầm)

– Bằng C: cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Điều kiện độ tuổi

– Bằng B1, B2: Người đủ 18 tuổi trở lên

– Bằng C: Người đủ 21 tuổi trở lên.

Thời hạn sử dụng

– Bằng B1: Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam;

Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

– Bằng B2: Thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

– Bằng C: Thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Lệ phí 

Theo khảo sát, mức phí học lái xe các hạng bằng B1, B2 gần như tương đương. Đối với bằng lái hạng C sẽ có khoản phí cao hơn từ 2 – 3 triệu đồng. 

4. Những ai nên học bằng lái B2?

Dù là với xe máy hay xe hơi thì việc học lái xe đều có chung mục đích chính là giúp người học có được những kỹ năng, kiến thức nhất định trong ngành GTVT. Đối với bằng lái xe B2, người sở hữu có thể điều khiển nhiều phương tiện thông dụng như xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, ô tô tải, máy kéo 1 rơ mooc dưới 3.5 tấn. Theo đó, những cá nhân thường xuyên sống trong hộ gia đình hay buôn bán nhỏ lẻ nên học bằng B2.

5. Chi phí để học lái xe B2 tổng là bao nhiêu?

Theo khảo sát, một khóa học lái xe B2 thường rơi vào khoảng 15 triệu đồng, bao gồm rất nhiều các loại chi phí như sau :

  • Phí làm hồ sơ đăng ký học lái B2  tại trung tâm
  • Phí khám sức khỏe 
  • Phí đào tạo phần lý thuyết
  • Phí học thực hành
  • Phí thi cấp bằng tốt nghiệp (Chứng chỉ nghề)
  • Phí đăng ký thi sát hạch lái xe ô tô của Sở GTVT

Theo thống kê, trung bình cho một giờ học thực hành với 1 thầy và 1 học viên trên xe sẽ khoảng 230.000 – 250.000 đồng/giờ. Học viên cần học ít nhất là 5 – 7 buổi thực hành, mỗi buổi khoảng 2 giờ. Chi phí đã bao gồm: tiền xăng xe, lương giáo viên và phí bảo hiểm xe tập lái.

Ngoài ra, việc áp dụng thiết bị DAT trên xe tập lái, học lái trên mô hình cabin kèm theo nâng số giờ học thực hành lên chắc chắn sẽ khiến tổng chi phí của toàn bộ khóa học gia tăng. 

6. Quy trình thi bằng B2 như thế nào?

Quy trình học & bằng lái xe ô tô B2 gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bộ hồ sơ thi bằng lái ô tô hạng B2, B1 và C gồm có:

  • Đơn đăng ký dự thi (có mẫu sẵn)
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (không cần công chứng)
  • Giấy khám sức khỏe dành cho người lái xe cấp bởi bệnh viện tuyến huyện trở lên, thời hạn không quá 6 tháng (học viên có thể tự đi khám hoặc khám nhanh qua bệnh viện liên kết của trung tâm)
  • 10 ảnh 3*4 hoặc 4*6
  • Bản sao các loại giấy phép lái xe khác đang sở hữu (nếu có)

Bước 2: Học lý thuyết và thực hành

Theo bộ luật mới hiện nay, kỳ thi sát hạch bằng lái ô tô gồm có 4 bài thi và học viên sẽ được giảng dạy tất cả những nội dung thi này tại trung tâm đào tạo. Cụ thể gồm:

  • Nội dung lý thuyết
  • Lái xe cabin ảo
  • Thực hành lái xe sa hình
  • Thực hành lái xe đường trường
lớp học lý thuyết khóa học bằng lái xe b2

Học viên sẽ được giảng dạy tất cả những nội dung lý thuyết và thực hành (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài việc bổ sung thêm phần thi mới, việc học lý thuyết và thực hành cũng sẽ được giám sát chặt chẽ. Các trung tâm đào tạo lái xe phải lắp đặt các thiết bị theo dõi DAT đủ tiêu chuẩn, truyền thông tin trực tiếp về Tổng cục Đường Bộ. 

Bước 3: Thi chứng chỉ tốt nghiệp

Sau khi kết thúc khoá học tại trung tâm, để đủ điều kiện dự thi sát hạch bằng lái, học viên phải tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp tại chính trung tâm đang theo học. Đây là kỳ thi tương tự như khi đi thi sát hạch, có đầy đủ các phần lý thuyết và thực hành, cơ chế chấm điểm cũng tuân theo nghiêm ngặt.

Học viên vượt qua kỳ thi này và có chứng chỉ tốt nghiệp mới đủ điều kiện để dự thi sát hạch lái xe ô tô.

Bước 4: Dự thi sát hạch

  • Đối với phần thi lý thuyết

Kể từ 01/08/2020, Tổng Cục Đường Bộ đã chính thức áp dụng bộ câu hỏi gồm 600 câu vào thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô. Trong đó, có bổ sung thêm 60 câu điểm liệt, nếu thí sinh trả lời sai những câu hỏi này đồng nghĩa với việc sẽ bị trượt phần thi lý thuyết.

Ngoài ra, cấu trúc và thời gian thi lý thuyết ở các hạng bằng cũng có nhiều điểm đổi mới. Cụ thể, với hạng bằng B2: Bài thi lý thuyết gồm 35 câu hỏi. Thời gian làm bài trong 22 phút. Thí sinh cần trả lời đúng ít nhất từ 32 câu trở lên thì mới đạt.

  • Đối với phần thi 120 tình huống mô phỏng

Nội dung thi cabin mô phỏng gồm 120 tình huống với 6 chương:

    • Chương 1: tình huống mô phỏng thực tế gặp phải khi lái xe ô tô trong khu đô thị, khu dân cư đông đúc.
    • Chương 2: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô ở nông thôn, qua các đoạn đường gấp khúc, đoạn đường có gia súc hay đi vào buổi tối, sử dụng đèn chiếu xa,…
    • Chương 3: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe trên cao tốc như chuyển làn, nhập làn, phanh gấp, vượt xe, lùi xe,…
    • Chương 4: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô ở địa hình đường núi như vượt xe, khúc cua gấp, lên dốc, xuống dốc,…
    • Chương 5: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô trên đường quốc lộ như giao cắt với đường sắt, vượt xe, gặp người đi bộ,..
    • Chương 6: tình huống mô phỏng va chạm thực tế khi tham gia giao thông hỗn hợp.
  • Đối với phần thi thực hành sa hình

Sau khi vượt qua bài thi lý thuyết, thí sinh sẽ tham gia phần thi sa hình hạng B2. Trong phần này, thí sinh phải tự mình thực hiện toàn bộ bài thi trên xe có gắn chip chấm điểm tự động cùng hệ thống camera giám sát.

Có tất cả 11 bài thi mà thí sinh cần phải vượt qua là:

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe ngang dốc và khởi hành
  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc
  • Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
  • Bài 6: Qua đường vòng quanh co
  • Bài 7: Ghép xe vào chuồng dọc
  • Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
  • Bài 9: Tăng tốc và thay đổi số trên đường thẳng
  • Bài 10: Ghép xe vào chuồng ngang (bằng C không có bài này)
  • Bài 11: Kết thúc

Thời gian thực hiện bài thi là 18 phút. Với thang điểm 100, thí sinh cần đạt tối thiểu 80 điểm trở lên.

học sa hình b2

Thời gian thực hiện bài thi lái xe sa hình là 18 phút (Ảnh: Sưu tầm)

  • Đối với phần thi thực hành đường trường

Ở phần thi này, sát hạch viên sẽ trực tiếp ngồi cùng thí sinh trên xe thi và đưa ra các yêu cầu để thí sinh thực hiện thông qua thiết bị chuyên biệt.

Nội dung phần thi lái xe đường trường bao gồm:

  • Thực hành xuất phát
  • Vào số, tăng tốc, tăng số trên đường thẳng
  • Giảm số, giảm tốc trên đường thẳng
  • Kết thúc

Tổng điểm của phần thi này cũng là 100, thí sinh cần đạt tối thiểu 80/100 điểm.

Bước 5: Nhận bằng khi thi đỗ hoặc đăng ký thi lại khi trượt

  • Đối với thí sinh thi đỗ và nhận bằng

Sau khi vượt qua các bài thi theo quy định, thí sinh ký vào biên bản chứng nhận hoàn thành thi sát hạch và nhận giấy hẹn ngày trả bằng. Trên giấy hẹn sẽ ghi sau 7 ngày sẽ nhận được bằng. Nếu đăng ký gửi bằng về nhà thông qua đường bưu điện, thí sinh cần chờ thêm 2 – 3 ngày tuỳ theo đơn vị vận chuyển.

  • Đối với thí sinh thi trượt và đăng ký thi lại

Nếu không may thi trượt, thí sinh sẽ phải đăng ký thi lại. Cụ thể các trường hợp như sau:

  • Thí sinh trượt phần thi lý thuyết thì sẽ dừng tất cả các phần thi sát hạch sau đó. Lúc này cần chờ đăng ký và thi lại cả nội dung lý thuyết và thực hành vào lần sau.
  • Thí sinh thi đỗ phần thi lý thuyết nhưng trượt thực hành thì lần thi sau sẽ không cần thi lại phần thi lý thuyết. Kết quả thi này sẽ được bảo lưu trong vòng 1 năm.

7. Cách học lái xe B2 hiệu quả nhất

7.1 Học lý thuyết B2

Đối với câu hỏi dạng chữ

(1). Câu hỏi trắc nghiệm, quy tắc giao thông

Hãy chọn các đáp án có những cụm từ sau:

  • “Bị nghiêm cấm” là đáp án đúng
  • Bắt đầu bằng cụm từ “Không được…”
  • Đối với câu hỏi khái niệm:
  • Cụm từ gồm “Phương tiện giao thông thô sơ”, “Người lái xe”, “Khổ giới hạn” thì đáp án (1) là đúng.
  • Cụm từ gồm “Làn đường”, “Phương tiện giao thông cơ giới”, “Dừng xe”, “Đỗ xe” hay “Người điều khiển giao thông” thì đáp án (2) là đúng.
  • Đối với 2 câu khái niệm về “dải phân cách”:
  • Đề bài 1 dòng thì chọn đáp án (1)
  • Đề bài 2 dòng thì chọn đáp án (3).

(2). Câu hỏi liên quan độ tuổi người lái xe

  • Xe gắn máy dưới 50cc: 16 tuổi.
  • Xe hạng E: nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi.
  • Hạng xe còn lại thì độ tuổi lấy cách nhau 3 tuổi, cụ thể:
  • A1, B1, B2 là 18 tuổi
  • C, FB2 là 21 tuổi 
  • D, FC là 24 tuổi 
  • E, FD là 27 tuổi 

(3). Câu hỏi về hạng giấy phép lái xe

  • A1: xe có phân khối nhỏ hơn 175cc và môtô ba bánh dành cho người khuyết tật.
  • A2: xe có phân khối từ 175cc trở lên.
  • A3: mô tô 3 bánh.
  • B1: xe có 9 chỗ ngồi và không hành nghề.    
  • B2: xe có 9 chỗ ngồi với trọng tải dưới 3,500 kg.
  • C: xe đến 9 chỗ ngồi với trọng tải trên 3,500 kg.
  • D: xe có 30 chỗ ngồi.
  • E: là xe có 30 chỗ ngồi trở lên.
  • Hạng FE: xe khách nối toa.              
  • Hạng FC: không có xe khách nối toa. 

(4). Các câu hỏi về tốc độ

  • “Xe gắn máy”: 40km/h                         
  • “Không có dải phân cách”: 50km/h
  • “Có dải phân cách”: 60km/h

(5). Câu hỏi về cự ly tối thiểu giữa các xe

Để chọn đáp án đúng, lấy tốc độ tối đa trừ cho 30, kết quả gần với đáp án nào nhất thì đó là đáp án chính xác. 

Học lái xe b2 phần biển báo

Biển báo về cự ly tối thiểu giữa các xe (Ảnh: Sưu tầm)

(6). Câu hỏi nghiệp vụ vận tải

  • Không được lái xe liên tục trong quá 4 giờ
  • Thời gian làm việc của người lái xe trong ngày: “không quá 10 giờ”
  • Hàng siêu trường, siêu trọng: “không thể tháo rời”
  • Hàng nguy hiểm: “phải được cấp phép”
  • Người kinh doanh vận tải: “không được tự ý thay đổi vị trí đón trả khách”

(7). Câu hỏi về văn hóa, đạo đức người lái xe

  • Đọc kỹ, so sánh các đáp án trả lời với nhau, chọn ý nào đúng nhất.
  • Chú ý những câu hỏi có đáp án cuối gồm Cả ý (..) và ý (..), vì chiếm 90% tỉ lệ đúng.

(8). Câu hỏi về kỹ thuật lái xe

  • Phanh tay: nếu bị kẹt phải kéo cần phanh về “phía sau” đồng thời bóp khóa.
  • Quay đầu xe an toàn: quay đầu tốc độ thấp, đưa đầu xe về phía nguy hiểm.
  • Ô tô tự đổ: (4) tất cả.
  • Tăng số: (1); Giảm số: (2), “tăng số” không được vù ga, ngược lại “giảm số” được vù ga.
  • Xe ga dễ gây tai nạn: do chỉ sử dụng phanh trước.
  • Điều khiển tay ga an toàn: tăng ga từ từ, giảm ga thật nhanh.
  • Giữ thăng bằng xe mô tô tốt: đi chậm đúng, ngồi lệch và ngồi lùi sai.

(9). Câu hỏi cấu tạo sửa chữa

  • Âm lượng của còi: 115db
  • Nguyên nhân động cơ diesel không nổ: (1) do nhiên liệu lẫn tạp chất
  • Niên hạn sử dụng chọn: xe khách 20 năm; xe tải 25 năm
  • Công dụng động cơ ô tô: (1) Nhiệt năng thành cơ năng
  • Công dụng ly hợp: (2) truyền hoặc ngắt động cơ đến hộp số
  • Công dụng hộp số: (3) đảm bảo cho ô tô chuyển động lùi

Đối với câu hỏi biển báo

  • Thứ tự các xe từ nhỏ đến lớn đối với biển báo cấm tròn viền đỏ

Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: xe gắn máy (biển Không có hình người), xe mô tô (biển có hình người), xe con = xe khách, xe tải, xe máy kéo và xe kéo Sơ mi rơ moóc.

Thứ tự sơ đồ ngang gồm xe con (xe khách) < xe tải < xe máy kéo < xe kéo kiểu Sơ mi rơ moóc.

  • Biển nào cấm xe To thì xe nhỏ vẫn đi vào được.
  • Biển nào cấm xe Nhỏ thì xe to cũng bị cấm không được đi vào.
  • Câu hỏi vạch kẻ đường

  • Toàn hình vạch kẻ đường: đáp án có từ “Và”
  • Theo màu: vạch vàng – vạch tim đường, vạch phân chia các xe chạy ngược chiều; vạch trắng – vạch phân chia các xe chạy cùng chiều.
  • Theo nét: nét đứt cho phép các xe đều được đè lên; nét liền không cho phép đè lên.

Đối với câu hỏi sa hình

Áp dụng quy tắc “Nhất xế – Nhị ưu – Tam đường – Tứ hướng”

  • Nhất xế: xe nào vào giao lộ trước thì được đi trước.
  • Nhị ưu: chữa cháy > quân sự + công an > cứu thương > hộ đê > xe tang
  • Tam đường: đường ưu tiên cho xe được quyền đi trước
  • Tứ hướng: xe ưu tiên lần lượt là xe bên phải trống, đến xe rẽ phải, đến xe đi thẳng và cuối cùng là xe rẽ trái đi sau cùng.
quy tắc đi qua ngã tư

Áp dụng quy tắc “Nhất xế – Nhị ưu – Tam đường – Tứ hướng” cho câu hỏi sa hình (Ảnh: Sưu tầm)

7.2 Học mô phỏng 120 tình huống giao thông

Các bài học mô phỏng các tình huống giao thông do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cung cấp là 120 cái tình huống trên dạng video, clip được quay/dựng cố định, không có bất kỳ công cụ/phím bấm nào tác động vào hành trình của xe trên clip. Học viên khi học, sẽ sử dụng phím space (hay còn gọi là phím cách) để nhấn vào vị trí trên clip mà học viên cho rằng đó là tình huống nguy hiểm. 

Người thi phải đạt kết quả 35/50 điểm mới đủ điều kiện để tham gia các hạng mục sát hạch tiếp theo.

7.3 Học thực hành DAT B2

DAT là thiết bị điện tử được lắp trên xe ô tô để ghi, lưu trữ, xác thực và truyền nhận các thông tin bắt buộc liên quan trong quá trình dạy và thực hành lái xe.

Việc học thực hành DAT chính là học lái đường trường như trước đó. Cụ thể, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn dưới đây:

Thao tác chuẩn bị

– Điều chỉnh ghế để tạo sự thoải mái

– Thắt dây an toàn

– Hạ thắng tay

– Thực hiện đạp côn vào số 1, chuẩn bị sẵn sàng chờ hiệu lệnh để xuất phát.

– Bật đèn xi nhan trái

Xuất phát

  • Khi có hiệu lệnh xuất phát, từ từ nhả côn cho xe lăn bánh rồi đạp chân ga để xe chạy nhanh hơn.
  • Tiếp tục đạp côn vào số 2 rồi nhả côn ra, sau đó đạp ga cho xe chạy nhanh.
  • Cuối cùng, đạp côn vào số 3. 

Trong vòng 15m kể từ lúc bắt đầu chạy, xe của bạn cần phải vào được 3 số 1, 2, 3, nếu không sẽ bị trừ 5 điểm.

Tăng số, tăng tốc

  • Nếu đang chạy ở số 2, cần nhanh chóng đạp ga cho xe chạy nhanh hơn và vào số 3. 
  • Nếu xe đang chạy ở số 3, tiến hành đạp ga nhanh và vào số 4.

Giảm số, giảm tốc

  • Nếu đang chạy ở số 4,  hãy đạp côn về số 3 và giảm tốc độ. 
  • Nếu đang chạy ở số 3, hãy đạp côn về số 2 rồi giảm tốc độ.   

Kết thúc

Sau khi xe chạy được quãng đường 2000m, giám thị sẽ yêu cầu bạn bắt đầu kết thúc bài thi. Hãy:

  • Bật xi nhan phải, cho xe chạy chậm dần để tấp vào lề đường và dừng xe.
  • Sau khi xe dừng hẳn, về số 0 và kéo thắng tay lên. 

7.4 Học cabin mô phỏng B2

Với nội dung học lái xe cabin ảo, học viên sẽ học những nội dung cơ bản như: 

  • Cách vận hành xe.
  • Thực hành bài “đề pa” lên dốc.
  • Đường quanh co, vuông góc tương tự bài sa hình thi sát hạch.
  • Bài tập nâng cao với kỹ năng lái xe trên các địa hình cao tốc, thành phố, đồi núi…

Từ những bài học này, thí sinh có thể trải nghiệm những tình huống giao thông như ngoài thực tế. Từ đó dễ dàng rèn luyện tay lái và các cách xử lý tình huống giao thông khác nhau. 

cabin mô phỏng b2

Cabin mô phỏng giúp rèn luyện tay lái và các cách xử lý tình huống giao thông (Ảnh: Sưu tầm)

7.5 Học sa hình B2

Bài 1: Xuất phát

Các bước thực hiện:

  • Bật đèn xi nhan trái rồi vào số 1, nhả côn từ từ cho xe chạy
  • Đi qua vạch xuất phát khoảng 5m thì tắt xi nhan
  • Nhả côn cho xe chạy, không cần đạp ga

Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Các bước thực hiện:

  • Dừng xe đúng vị trí trước trước vạch trắng và vạch sọc ngựa vằn. Khoảng cách từ thanh cản phía trước đến vạch dừng không quá 500mm.

Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc

Các bước cần thực hiện:

  • Dừng xe đúng quy định với khoảng cách từ thanh cản phía trước đến vạch dừng không quá 500mm.
  • Di chuyển nhẹ nhàng khi lên dốc, đảm bảo không tụt dốc và đúng thời gian quy định.

Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc 

Các bước thực hiện:

  • Lái xe để bánh xe trước và bánh xe sau ở bên lái phụ qua vùng giới hạn của hình vệt bánh xe
  • Lái xe qua đường vòng vuông góc trong vùng giới hạn của hình sát hạch trong vòng 2 phút
  • Lái xe qua vạch kết thúc bài 

Bài 5: Qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông

Các bước cần thực hiện:

  • Dừng xe với khoảng cách không quá 500mm từ thanh cản phía trước xe ô tô đến vạch dừng
  • Bật đèn xi nhan đúng quy định
  • Lái xe qua ngã tư theo thời gian quy định và không vi phạm vạch kẻ đường

Bài 6: Đường vòng quanh co

Các bước thực hiện:

  • Lái xe đi qua đường vòng quanh co trong vùng giới hạn của hình sát hạch trong 2 phút
  • Lái xe đi qua vạch kết thúc phần thi 

Bài 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ

Các bước thực hiện:

  • Đỡ côn, cho xe bám sát và cách vạch chip đen bên người lái 20 – 30cm. Khi căn vai người đến giữa nhà xe thì phanh lại.
  • Đánh hết lái phải, cho xe di chuyển kết hợp nhìn gương trái, khi xe bên trái dóng thẳng ra điểm 02 thì phanh lại.
  • Đánh hết lái trái, vào số lùi, nhả côn chậm để xe lùi, kết hợp nhìn gương trái. Khi thành xe song song với 2 bên thành nhà xe thì phanh lại.
  • Trả thẳng lái, cho xe lùi, kết hợp nhìn gương phải. Khi bánh xe sau bên phải qua vạch màu vàng thì phanh lại.
  • Vào số 1, cho xe di chuyển. Khi vai người lái bằng vạch màu đen bên trái thì đánh lái phải rồi cho xe di chuyển đến bài tiếp theo.

Bài 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua

Các bước thực hiện:

  • Cho xe chạy chậm, khi đến vị trí vạch dừng thì ấn nhẹ phanh để dừng xe nhẹ nhàng.
  • Nạn nhả côn cho xe chạy tiếp, không dừng quá 30 giây.

Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng

Các bước thực hiện:

Kể từ lúc bắt đầu vào bài sát hạch, bạn phải thay đổi tốc độ như sau:

  • Thay đổi từ số 1 lên số 2 và trên 24km/h
  • Trên quãng đường 25m còn lại của bài sát hạch, thực hiện thay đổi số và tốc độ ngược lại.

Bài 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ

Các bước thực hiện:

  • Tiến xe song song với mặt nhà xe và dừng ở điểm chuẩn. Lưu ý, vị trí ngồi cần ngang với điểm chuẩn.
  • Đánh hết lái về phía tay trái, vừa lái xe tiến đến vừa nhìn qua gương bên trái. Khi thấy được nơ thì thắng lại. 
  • Trả thẳng lái cho xe lùi về nơ. Khi bánh xe bên trái cách vạch ngoài khoảng 20cm thì thắng lại. 
  • Đánh hết lái về bên tay trái và cho xe lùi, kết hợp nhìn qua gương phải để thấy thành xe và thành giới hạn. Khi thành xe song song với nhà xe thì thắng đứng xe lại.
  • Trả thắng lái, cho xe lùi đến khi đè qua vạch vàng thì thắng lại.

Bài 11: Kết thúc phần thi sa hình

Các bước thực hiện:

  • Bật đèn xi nhan phải khi xe đi qua vạch kết thúc
  • Lái xe qua vạch kết thúc và dừng xe lại.

8. Đăng ký học lái xe B2 ở đâu tốt nhất Hà Nội?

Nếu muốn học bằng lái xe B2 tại Hà Nội, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn đơn vị uy tín, tin cậy. Và Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt là một trong số đó.

Trung tâm đào tạo lái xe và sát hạch lái xe Thái Việt

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt (Ảnh: Sưu tầm)

Thái Việt là đơn vị học lái xe b2 Hà Nội đã được Tổng cục đường bộ chứng nhận theo đúng tiêu chuẩn quy định. Nơi đây hiện đang đào tạo các hạng bằng lái xe bao gồm: A1, B1, B2 , C và liên kết đào tạo nâng hạng D – E. 

Khi là học viên của Thái Việt, bạn sẽ nhận được những đặc quyền sau:

  • Xe tập đời mới

Xe tập được Thái Việt cung cấp luôn hiện đại, máy móc và động cơ êm ái, dễ thao tác. Đồng thời, số lượng và loại xe đa dạng, giúp học viên thoải mái lựa chọn theo nhu cầu và sở thích.

  • Đội ngũ giảng viên chất lượng 

Với đội ngũ hơn 200 giảng viên nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, Thái Việt luôn được nhiều học viên yêu thích và ưu tiên lựa chọn. 

  • Hỗ trợ học viên tối đa 

Môi trường giảng dạy và học tập tại Thái Việt luôn đảm bảo sự chuyên nghiệp, kỷ luật cao. Đồng thời, học viên luôn được hỗ trợ trong chi phí, phương tiện đi lại… 

  • Học bổ túc 1 kèm 1

Học bổ túc tay lái 1 kèm 1 tại Thái Việt giúp học viên rèn luyện tốt các kỹ năng lái xe. Học viên sẽ được cầm lái toàn thời gian dưới sự hướng dẫn của người dạy.

  • Lịch tập linh hoạt

Khi chọn Thái Việt, học viên có thể tự thảo luận, sắp xếp thời gian học thực hành phù hợp. 

Thông tin liên hệ với Thái Việt:

  • Hotline: 1900 0329
  • Website: https://daynghethaiviet.com/

Như vậy, điều kiện, học phí, nội dung học và thi liên quan đến bằng lái xe B2 đã được giải đáp ở trên. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại sự bổ ích, giúp bạn tham khảo và có quyết định phù hợp khi thi bằng lái xe.

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online