22-03-2024

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, người dân chỉ được phép điều khiển phương tiện phù hợp với hạng bằng lái xe của mình. Chính vì vậy mà nhiều tài xế có nhu cầu nâng bằng C lên D để được phép điều khiển xe ô tô có từ 10 – 30 chỗ ngồi. Nếu bạn còn thắc mắc về điều kiện, thủ tục, quy trình cũng như chi phí nâng bằng C lên D thì hãy cùng Thái Việt tìm hiểu ngay qua bài viết này!

nâng bằng c lên d

1. Có bằng D thì được phép lái xe gì?

Theo quy định của pháp luật tại khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định các loại phương tiện mà bằng D được phép điều khiển như sau:

  • Xe ô tô chở người có từ 10 – 30 ghế ngồi, đã đao bồm ghế tài xế.
  • Xe ô tô chở người có đến 9 chỗ ngồi, đã bao gồm ghế tài xế.
  • Xe ô tô tải, kể cả xe ô tô tải chuyên dùng có tải trọng nhỏ hơn 3.500 kg.
  • Xe ô tô tải, kể cả xe ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có tải trọng từ 3.500 kg trở lên.
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có tải trọng nhỏ hơn 3.500 kg.
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có tải trọng từ 3.500 kg trở lên

Theo như thông tin trên, người sở hữu bằng lái xe hạng D có thể điều khiển rất nhiều loại phương tiện giao thông hạng nặng, dễ xảy ra sự cố trên đường nếu không nắm vững kiến thức cũng như chưa có cơ hội thực hành lái xe thực tế đủ nhiều. Chính vì vậy, người lái xe không thể trực tiếp thi lấy giấy phép lái xe hạng D được mà phải tiến hành thi nâng bằng B2 lên D hoặc nâng bằng C lên D.

Người sở hữu bằng lái xe hạng D có thể điều khiển xe ô tô 30 chỗ ngồi

2. Điều kiện để nâng hạng C lên D

Đối chiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và thông tin bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, tài xế cần đạt đủ các điều kiện sau để được phép nâng bằng C lên D:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp, người nước ngoài đang học tập, làm việc tại Việt Nam.
  • Người dự thi phải đủ 24 tuổi tính đến ngày thi sát hạch.
  • Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên, có sức khỏe tốt.
  • Người dự thi phải có từ 3 năm hành nghề trở lên, đồng thời có quãng đường lái xe an toàn từ 50.000 km trở lên.
  • Thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày tài xế chấp hành xong các xử phạt về vi phạm hành chính hay tước quyền sử dụng giấy phép lái xe .

Một lưu ý cho tài xế là giấy phép lái xe hạng D có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Sau khoản thời gian này, người điều khiển xe cần phải tiến hành thi sát hạch lại để tiếp tục nâng bằng C lên D. Nếu quá hạn dưới 1 năm, tài xế chỉ cần vượt qua phần thi lý thuyết để được cấp lại bằng. Nếu thời gian quá hạn trên 1 năm, tài xế sẽ phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

nang bang len hang d can co bang tot nghiep cap 2

Người dự thi cần tốt nghiệp cấp trung học cơ sở hoặc có bằng cấp tương đương

3. Hồ sơ thủ tục nâng từ C lên D bao gồm những gì?

Nếu đã đạt các điều kiện tham gia dự thi nâng bằng C lên D như trên, người lái xe cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT:

  • Bản sao căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (hộ chiếu có ghi số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân).
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn, đối với người nước ngoài phải có thẻ thường trú hoặc tạm trú hoặc chứng minh thư công vụ hoặc chứng minh thư ngoại giao.
  • Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp và đóng dấu giáp lai.
  • Tờ đơn đề nghị học và thi sát hạch nâng cấp bằng C lên D theo mẫu.
  • Tờ khai theo mẫu có sẵn về thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn. Người đăng ký dự thi phải hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước những nội dung được khai báo.
  • Bản sao bằng tốt nghiệp cấp trung học cơ sở hoặc bằng cấp khác có giá trị tương đương trở lên. Người đăng ký cần xuất trình bản chính tại quầy kiểm tra hồ sơ .
  • Bản sao giấy phép lái xe hạng C (cần mang theo bản chính để xuất trình khi dự thi).
  • Chứng chỉ đào tạo để dự thi nâng bằng C lên D.
  • Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe, trong đó có tên của người dự thi đăng ký sát hạch nâng hạng.

Khi người dự thi đi nộp hồ sơ, trung tâm tiếp nhận sẽ tiến hành chụp hình trực tiếp người dự thi để lưu trữ vào cơ sở dữ liệu.

Người dự thi cần xuất trình giấy phép lái xe hạng C khi dự thi sát hạch

4. Nâng hạng từ C lên hạng D hết bao nhiêu tiền?

Chi phí nâng bằng lái C lên D sẽ dao động tùy thuộc vào trung tâm đào tạo trung bình rơi vào khoảng 13.000.000đ. Bạn có thể tham khảo thông tin học phí, tài liệu và các dạng lệ phí dự thi tại Thái Việt như sau:

  • Tài liệu sách, đĩa lý thuyết, phí chụp hình và khám sức khỏe: Miễn phí
  • Học phí trọn gói: 10.000.000đ
  • Lệ phí tập xe cảm ứng: 450.000đ/ 1h
  • Lệ phí thi: 765.000đ
  • Lệ phí cấp phát bằng:135.000đ

5. Khoá nâng hạng C lên D mất bao lâu?

Thời gian của khóa nâng bằng lái C lên D cũng được quy định rõ tại Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT bởi Bộ Giao thông Vận tải. Cụ thể, để đạt điều kiện dự thi nâng bằng C lên D, người dự thi phải đảm bảo trải qua 192 giờ học, trong đó có 48 giờ học lý thuyết và 144 giờ thực hành lái xe.

Người dự thi cần thực hành lái xe trong 144 giờ trước khi tham gia thi sát hạch

6. Quy trình nâng hạng bằng C lên D

Sau khi đã nộp hồ sơ cũng như các khoản phí, hoàn thành khóa đào tạo nâng bằng C lên D thì người lái xe sẽ tiến hành thi sát hạch. Phần thi này gồm có 4 phần chính là: bài thi lý thuyết, bài thi tiến lùi trong hình chữ chi, bài thi thực hành trên sa hình và bài thi thực hành trên đường trường. Người dự thi phải vượt qua cả 2 phần thi này mới được cấp giấy phép lái xe hạng D.

6.1. Bài thi lý thuyết

Có nhiều người đặt ra câu hỏi nâng hạng từ C lên D liệu có cần phải thi lý thuyết hay không? Câu trả lời là “có”. Người dự thi nâng hạng C lên D sẽ làm bài thi trên máy tính với số lượng là 45 câu hỏi trắc nghiệm. Bài thi cần được hoàn thành trong 26 phút với số điểm tối thiểu là 42/45 câu. Sau khi hoàn thành bài thi lý thuyết, người dự thi sẽ tiến hành ký vào biên bản xác nhận trước khi bước qua phần thi tiếp theo.

Lưu ý, người dự thi nếu không đạt bài thi lý thuyết sẽ không được phép tham dự các phần thi tiếp theo.

6.2. Bài thi tiến lùi trong hình chữ chi

Trong thời gian 2 phút, người dự thi sẽ điều khiển xe ô tô loại 30 chỗ ngồi để tiến hành bài thi này. Người lái cần điều khiển xe hoàn thành 2 nội dung là tiến xe trong hình chữ chi và lùi xe trong hình chữ chi. Sau đó, người dự thi sẽ tiến sang phần thi sa hình.

6.3. Bài thi sa hình

Đây là bài thi thứ 3 mà thí sinh phải hoàn thành để được thi thực hành lái xe trên đường thực tế. Bài thi sa hình gồm 10 phần thi được thực hiện trên xe ô tô 30 chỗ ngồi. Để vượt qua phần thi này, người dự thi cần đạt 80/100 điểm và hoàn thành bài thi trong vòng 20 phút.

6.4. Bài thi thực hành lái xe trên đường thực tế

Tại phần thi này, người dự thi tiếp tục điều khiển xe ô tô có 30 chỗ ngồi chạy trên đoạn đường dài 2km. Các yêu cầu sẽ được đưa ra từ giám khảo chấm thi và người thi cần hoàn thành một cách mượt mà, trơn tru nhất. Số điểm tối thiểu của phần thi này cũng là 80/100 điểm.

Người dự thi cần thi đạt phần thi lý thuyết để được tiếp tục các bài thi thực hành

Trên đây là tất tần tật thông tin về việc nâng bằng C lên D mà Thái Việt đã tổng hợp và gửi đến bạn. Nếu bạn đang muốn nâng bằng C lên D nhưng còn nhiều thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Thái Việt để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhé!

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online