Nếu bạn đang tìm kiếm những mẹo học lý thuyết B2 đơn giản và dễ áp dụng nhất thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích của chúng tôi dưới đây!
1. Nội dung thi lý thuyết và thực hành lái xe B2
Nội dung lý thuyết
Hiện tại, bộ câu hỏi lý thuyết 600 bằng lái xe B2 gồm 7 chương.
Nội dung sát hạch lý thuyết lái xe B2 có tổng 35 câu hỏi trong 600 câu như sau:
- 01 câu hỏi phần khái niệm;
- 07 câu hỏi về quy tắc giao thông;
- 01 câu hỏi nghiệp vụ vận tải;
- 01 câu về tốc độ khoảng cách;
- 01 câu hỏi về văn hóa & đạo đức người lái xe;
- 02 câu hỏi về kỹ thuật lái xe;
- 01 câu hỏi về cấu tạo sửa chữa;
- 10 câu hỏi biển báo;
- 10 câu hỏi sa hình kèm theo ;
- 01 câu hỏi điểm liệt (tình huống gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng)
Nội dung sát hạch lý thuyết bằng lái xe ô tô B2 có tổng 35 câu hỏi và thí sinh cần phải hoàn thành đúng từ 32/35 câu và không bị sai câu hỏi điểm liệt thì mới được tính là đỗ.
1.1 Nội dung 120 tình huống mô phỏng
Kể từ ngày 15/6/2022, nội dung 120 tình huống mô phỏng giao thông đã chính thức được thêm vào trong các kì thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô. Mỗi đề thi sẽ gồm 10 tình huống bất kỳ nằm trong tổng 120 tình huống.
Tổng số điểm là tối đa cho 10 tình huống là 50 điểm và nếu thí sinh chỉ đạt dưới 35 điểm thì sẽ bị đánh trượt trực tiếp. Trường hợp thí sinh đạt từ 35/50 điểm thì sẽ được tính là đỗ và có thể thi tiếp phần thi sa hình.
1.2 Nội dung lái xe sa hình
Nội dung thực hành lái xe sa hình B2 gồm 11 bài:
- Bài 1: Xuất phát
- Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
- Bài 3: Dừng và khởi hành ngang dốc
- Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc
- Bài 5: Qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông
- Bài 6: Qua đường vòng quanh co
- Bài 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ
- Bài 8: Tạm dừng tại nơi có đường sắt chạy qua
- Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng
- Bài 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ
- Bài 11: Kết thúc
Bên cạnh 11 bài thi cần hoàn thành, trong quá trình sát hạch, thí sinh có thể cần xử lý thêm tình huống nguy hiểm khẩn cấp theo cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Thời gian để thực hiện nội dung sát hạch lái xe sa hình B1 là 18 phút. Thí sinh phải đạt được ít nhất 80/100 điểm thì mới được tính là đậu phần và có thể tiếp tục thi thực hành lái xe đường trường.
1.3 Nội dung lái xe đường trườngThi bằng lái xe B2: Điều kiện, nội dung, mẹo học & thi B2
Với nội dung thi lái xe đường trường B2, thí sinh sẽ thực hiện các bài:
- Xuất phát
- Tăng số, tăng tốc độ
- Giảm số, giảm tốc độ
- Kết thúc
Khi tham gia sát hạch nội dung đường trường, thí sinh cần điều khiển phương tiện trên đoạn đường giao thông thực tế tối thiểu 2 km.
2. Mẹo học lý thuyết lái xe B2 bao đỗ
Hãy tham khảo những mẹo lý thuyết B2 thông minh dưới đây để dễ dàng hơn trong quá trình ôn tập và làm bài thi.
2.1 Ưu tiên các câu hỏi dễ trước
Thông thường, đề thi sát hạch lý thuyết giấy phép lái xe sẽ có khoảng 20% câu hỏi dễ. Bạn có thể nhanh chóng hoàn thành những câu này mà không cần phải dành nhiều thời gian để suy nghĩ, do đó, hãy ưu tiên hoàn thành trước những câu hỏi này.
Luôn ưu tiên nội dung dễ trước là mẹo thi lý thuyết B2 thông minh. Ví dụ:
- Chọn câu chứa cụm từ “Không được phép” hoặc “Chấp hành”
- Chọn câu chứa từ “Phải” ngay ở đầu câu. Trường hợp câu hỏi có nhiều đáp án chứa từ “Phải” thì hãy chọn đáp án có ký tự dài nhất.
2.2 Chú ý câu trả lời “Tất cả các ý trên”
Khi nói đến mẹo thi lý thuyết lái xe B2 hữu ích thì đáp án chứa cụm từ “Tất cả các đáp án trên” cũng là một gợi ý hay ho. Nó được đánh giá là có hiệu quả và có thể sử dụng được. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, câu trả lời này thường chỉ sử dụng được trong các trường hợp bao gồm:
- Câu hỏi về hành vi cấm khi lái xe
- Câu hỏi về văn hóa lái xe
- Câu hỏi về hoạt động kinh doanh vận tải
Chọn đáp án tất cả cho những câu hỏi liên quan đến đạo đức, kinh doanh vận tải, hành vi cấm.
2.3 Ghi nhớ quy định về tuổi điều khiển phương tiện
Điều kiện tuổi để tham gia lái xe:
- 16 tuổi cho xe máy dưới 50cc.
- 18 tuổi cho A1, A2, B1, B2.
- 21 tuổi cho hạng C, FB2.
- 24 tuổi cho hạng D, FC
- 27 tuổi cho hạng E, FD, FE.
Hỏi đáp về: Độ tuổi học bằng lái xe B1, B2, C, D, E, F là bao nhiêu tuổi?
2.4 Ghi nhớ các loại biển báo
Trong bài thi lý thuyết bằng lái xe B2, bạn sẽ gặp nhiều câu hỏi về biển báo giao thông. Dưới đây là những đặc điểm chính của từng loại biển báo mà bạn cần ghi nhớ:
- Biển báo cấm: Có hình tròn, nền trắng, viền đỏ.
- Biển báo nguy hiểm: Có hình tam giác, nền vàng, viền đỏ.
- Biển báo hiệu lệnh: Có hình tròn, nền xanh.
- Biển chỉ dẫn: Có hình vuông hay hình chữ nhật, nền xanh.
- Biển báo phụ: Có hình vuông hay hình chữ nhật, nền trắng hoặc đen.
Đồng thời, bạn áp dụng mẹo làm bài đối với các câu hỏi về biển báo như sau:
- Câu hỏi có khoảng 2 – 3 biển báo màu xanh, dạng tròn thì chọn câu 1 nếu có 1 hàng dài; chọn câu 3 nếu có 2 hàng dài.
- Chọn câu trả lời có cụm từ “Không được phép”
- Câu Dừng xe có giới hạn thời gian; câu Đỗ xe không có giới hạn về thời gian.
2.5 Đối với dạng câu hỏi về tốc độ
Khi gặp dạng câu hỏi về tốc độ, hãy áp dụng một trong các mẹo thi lý thuyết b2 là:
- Tốc độ 50km/h: Chọn đáp án 3.
- Tốc độ 60km/h: Chọn đáp án 4.
- Tốc độ 70km/h: Chọn đáp án 2.
- Tốc độ 80km/h: Chọn đáp án 1.
Nếu có thể, hãy nhớ các quy định về tốc độ như sau:
- Tốc độ ngoài khu dân cư 50km/h đối với xe máy.
- Tốc độ ngoài khu dân cư 60km/h đối với mô tô.
- Tốc độ ngoài khu dân cư 70 km/h cho xe trên 3,5 tấn.
- Tốc độ ngoài khu dân cư 80 km/h cho xe dưới 3,5 tấn.
- Tốc độ trong khu dân cư 40 km/h cho xe máy, mô tô.
- Tốc độ trong khu dân cư 30 km/h cho công nông.
- Tốc độ trong khu dân cư 50 km/h cho xe dưới 3,5 tấn.
2.6 Câu hỏi liên quan đến khái niệm
Các câu hỏi liên quan đến khái niệm thường tương đối nhiều nhưng cũng khá dễ để học và làm bài thi. Một số mẹo mà bạn có thể bỏ túi là:
- Kính chắn gió: Chọn đáp án có cụm từ “kính an toàn”.
- Đường xe chạy: Chọn đáp án có cụm từ “an toàn giao thông”.
- Làn đường: Chọn đáp án có cụm từ “an toàn giao thông”.
- Các loại phương tiện: Chọn đáp án có cụm từ “kể cả xe đạp máy” hoặc cụm từ “kể cả xe máy điện”.
- Không chọn câu có chữ an toàn giao thông cho “phần đường xe chạy”.
- Chọn câu có chữ an toàn giao thông cho “làn đường”.
- Chọn câu có xe đạp máy cho “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ”.
- Chọn câu có xe máy điện cho “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”.
- Xe tải trọng là phương tiện có trục vượt quá khả năng chịu tải.
- Ô tô hơn 9 chỗ có giá trị sử dụng là 20 năm, Ô tô tải là 25 năm.
2.7 Cách giải các câu hỏi về sa hình
Các câu hỏi giải thế sa hình thường có độ khó cao trong bài thi lý thuyết. Bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Có vòng xuyến: Chọn đáp án “nhường bên trái”
- Không có vòng xuyến: Chọn đáp án “nhường bên phải”
- Có 2 hình giống nhau: Chọn đáp án theo thứ tự: phải, thẳng, trái.
- “Xe nào chấp hành theo đúng hướng của mũi tên”: Chọn đáp án số 2
- Có công an giao thông: Chọn đáp án số 3
- Thứ tự ưu tiên: Cứu thương -> Cứu hỏa -> Quân sự -> Công an
Ở trên là tổng hợp những mẹo học lý thuyết B2 cực kỳ hữu ích mà thí sinh nào cũng nên biết và áp dụng. Lưu ý rằng, nên dành nhiều thời gian để ôn tập và luôn cố gắng hoàn thành hết các câu hỏi để dễ dàng vượt qua kỳ thi sát hạch này.
>>> Xem thêm:
Bài Viết Mới