20-03-2024

Sở hữu bằng hạng D giúp bác tài điều khiển được ô tô chở khách đến 30 chỗ ngồi. Vì vậy, nếu bạn muốn nâng bằng B2 lên D nhưng chưa biết cần những điều kiện gì, chi phí bao nhiêu hay hồ sơ thủ tục và quy trình ra sao, cùng Thái Việt xem ngay bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

nâng hạng b2 lên d

1. Khi nào cần phải nâng bằng B2 lên D?

Căn cứ vào Khoản 7 Điều 16 thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải, người lái xe sở hữu bằng lái B2 được phép điều khiển các loại xe sau:

  • Xe ô tô chuyên dùng có trọng tải được thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi dành cho người lái xe.
  • Xe ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Máy kéo một rơ moóc có trọng tải được thiết kế ít hơn 3.500 kg.

Cũng theo khoản 9 Điều 16 thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải, bằng D cấp cho những người lái xe để điều khiển những phương tiện như:

  • Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi dành cho người lái xe.
  • Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, hạng B2 và hạng C, cụ thể như sau:
  • Xe ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
  • Máy kéo một rơ moóc có trọng tải được thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
  • Xe ô tô chuyên dùng có trọng tải được thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi dành cho người lái xe.
  • Xe ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Máy kéo một rơ moóc có trọng tải được thiết kế ít hơn 3.500 kg.

Vậy khi nào bác tài cần nâng bằng lái B2 lên D? Có thể thấy, khi lấy được bằng hạng D, tài xế sẽ được lái các xe ô tô hạng nặng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên (nghĩa là bạn được phép chạy xe tải có tải trọng bao nhiêu cũng được và đến hết tải thì thôi).

Hơn nữa, bằng hạng D còn được quyền điều khiển ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (thay vì chỉ được phép lái xe chở khách tối đa đến 9 chỗ như bằng B2). Chính vì vậy, với việc lấy bằng lái xe hạng D sẽ giúp người lái xe mở rộng cơ hội cơ hội việc làm, từ đó gia tăng được thu nhập và ổn định đời sống hơn.

nâng bằng b2 lên d

Nâng hạng B2 lên D giúp tài xế mở rộng cơ hội việc làm khi được phép lái xe ô tô chở khách đến 30 chỗ ngồi

2. Nâng bằng B2 lên D cần điều kiện gì?

Căn cứ vào Điểm d Khoản 3 Điều 7, Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, người học để nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng D phải có:

  • Thời gian hành nghề là từ 5 năm trở lên.
  • 000 km lái xe an toàn trở lên.
  • Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc các bằng tương đương trở lên.

Bên cạnh đó, theo Khoản 1, 2 Điều 7 của thông tư trên, để nâng B2 lên D người học cũng cần đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  • Phải là công dân nước CHXHCN Việt Nam, là người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang học tập và làm việc tại Việt Nam.
  • Phải đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), tình trạng sức khỏe cũng như trình độ văn hóa theo đúng quy định. Đối với người học để nâng hạng bằng lái xe (trong trường hợp này là nâng từ hạng B2 lên D), có thể học trước tuy nhiên chỉ được dự sát hạch khi đã đủ tuổi theo quy định được đưa ra.

Thời gian hành nghề từ 5 năm và 100.000 km lái xe an toàn trở lên là điều kiện cần có để nâng B2 lên D

3. Hồ sơ thủ tục nâng từ B2 lên D bao gồm những gì?

Theo Điều 9: Hồ sơ của người học lái xe tại Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, để đăng ký thi lấy giấy phép lái xe hạng D, người học cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe (theo đúng mẫu quy định).
  • Bản sao giấy thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn trong thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn là trên 6 tháng và thẻ tạm trú hoặc thường trú hoặc chứng minh thư công vụ, đối với người nước ngoài phải có chứng minh thư ngoại giao.
  • Giấy khám sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
  • Bản khai thời gian hành nghề (từ 5 năm trở lên), số km lái xe an toàn (100.000 km) theo mẫu quy định.
  • Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc các bằng cấp tương đương trở lên (xuất trình bản chính khi đến kiểm tra hồ sơ dự sát hạch).
  • Bản sao bằng lái xe (trong trường hợp này là bản sao bằng B2) và cần phải xuất trình bản chính khi dự sát hạch.
  • Khi đi nộp hồ sơ sẽ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp với mục đích để lưu giữ vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe nằm trong bộ hồ sơ nâng từ B2 lên D

4. Nâng bằng B2 lên D mất bao nhiêu tiền?

Nếu bạn thắc mắc để nâng bằng B2 lên D mất bao nhiêu tiền, Thái Việt sẽ thông tin đến bạn các mức học phí, lệ phí các loại, tài liệu và các phí liên quan tại trung tâm. Chi tiết như sau:

  • Học phí trọn gói: 10.000.000đ
  • Lệ phí thi: 765.000đ
  • Lệ phí thuê xe cảm ứng: 400.000/1h
  • Lệ phí cấp phát bằng:135.000đ

Chi phí để nâng bằng B2 lên D là bao nhiêu?

5. Nâng cấp B2 lên D mất bao lâu?

Thời gian đào tạo nâng bằng lái B2 lên D đã được quy định bởi Bộ Giao Thông Vận Tải. Cụ thể là, căn cứ vào Điểm e Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, thời gian đào tạo nâng bằng B2 lên D sẽ là 336 giờ (bao gồm 56 giờ lý thuyết và 280 giờ thực hành lái xe).

nâng hạng bằng lái b2 lên d

6. Quy trình nâng hạng bằng B2 lên D

Bài thi sát hạch lái xe để nâng hạng B2 lên D bao gồm 2 phần là lý thuyết và thực hành:

  • Phần thi lý thuyết

Để vượt qua phần thi lý thuyết, người học cần ôn luyện thật tốt bộ 600 câu hỏi ôn tập thi lái xe ô tô. Thí sinh sẽ phải thi phần thi lý thuyết gồm 45 câu hỏi (câu hỏi được rút ra từ bộ đề ôn tập) và được coi là đạt kết quả nếu trả lời đúng từ 42/45 câu trở lên.

  • Phần thi thực hành

Sau khi vượt qua phần thi lý thuyết, thí sinh sẽ tiếp tục với phần thi thực hành với những bài thi như sau:

  • Tiến lùi xe: Người thi sẽ được yêu cầu thực hiện thao tác tiến và lùi xe trong vòng 2 phút và số điểm cần để đậu phần thi này là từ 16/20 điểm trở lên.
  • Thi tổng hợp: Bài thi này yêu cầu thí sinh phải kết hợp được các thao tác một cách thật nhuần nhuyễn như dừng xe nhường đường, đỗ xe vào đúng vị trí, qua đường vòng có khúc cua, qua các đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông, các thao tác khi xe đang chạy trên dốc,…

Người học phải vượt qua phần thi lý thuyết và thực hành theo quy định để nâng từ hạng B2 lên D

Với các thông tin bổ ích trên, hy vọng rằng bạn có thể giải đáp được những thắc mắc xoay quanh việc nâng bằng B2 lên D. Hơn hết, nếu bạn đang có thu cầu học và thi nâng bằng lái B2 lên D, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay Thái Việt để được hỗ trợ tận tình nhé!

>> Xem thêm:

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online