26-10-2024

Thi sát hạch lái xe B1 có ý nghĩa quan trọng đánh giá năng lực của thí sinh sau thời gian đào tạo. Việc nắm rõ toàn bộ quy trình sẽ giúp bạn ôn tập một cách hiệu quả nhất cũng như tự tin hơn khi bước vào kỳ thi. 

1. Thi sát hạch lái xe B1 bao gồm những gì?

thi sat hach bang lai xe b1

Để có được giấy phép lái xe B1, người học phải trải qua 4 giai đoạn sát hạch gồm: lý thuyết, mô phỏng tình huống giao thông, thực hành sa hình và cuối cùng là lái xe trên đường trường.

1.1 Quy định đạt phần thi lý thuyết

Phần thi lý thuyết B1 bao gồm 30 câu hỏi, cụ thể như sau:

  • 01 câu hỏi khái niệm;
  • 01 câu hỏi liên quan đến tình huống giao thông nghiêm trọng;
  • 06 câu về các quy tắc tham gia giao thông;
  • 01 câu liên quan đến tốc độ & khoảng cách;
  • 01 câu liên quan đến văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe;
  • 01 câu về kỹ thuật điều khiển xe;
  • 01 câu về cấu tạo và sửa chữa xe;
  • 09 câu xoay quanh hệ thống biển báo đường bộ;
  • 09 câu giải các thế sa hình cũng như kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

Thời gian cho phần thi lý thuyết là 20 phút với tổng cộng 30 câu hỏi.

Trong bài thi, mỗi câu hỏi gồm 2 đến 4 phương án lựa chọn, và chỉ có 1 phương án đúng. Sẽ có 1 câu điểm liệt, nếu thí sinh trả lời sai câu này sẽ bị loại, các câu khác mỗi câu được tính 1 điểm.

Sau khi hoàn thành bài thi hoặc khi hết thời gian làm bài, hệ thống sẽ tự động chấm tất cả các câu trả lời của thí sinh (bao gồm cả những câu chưa trả lời) và lưu kết quả lên máy chủ.

Thí sinh đạt từ 27/30 câu trở lên và không sai câu điểm liệt sẽ được coi là vượt qua phần thi lý thuyết, đủ điều kiện để thi tiếp phần mô phỏng.

bai thi sat hach ly thuyet lai xe b1

Thí sinh cần đạt đủ điều kiện thi lý thuyết

1.2 Quy định đạt phần thi mô phỏng

Trên máy tính sẽ xuất hiện các tình huống giao thông được mô phỏng yêu cầu cần xử lý. Mỗi mã đề gồm 10 tình huống, được chọn từ 120 câu trong bộ đề ôn luyện.

Thí sinh cần đạt tối thiểu 35/50 điểm để vượt qua phần thi này và tiếp tục thi phần sa hình.

1.3 Quy định đạt phần thi sa hình

Thí sinh sẽ thực hiện liên tục 11 bài kiểm tra sa hình như sau:

Bài 1: Xuất phát;

Bài 2: Dừng xe nhường phần đường cho người đi bộ;

Bài 3: Dừng & khởi hành xe ngang dốc;

Bài 4: Đi qua vệt bánh xe và đường chữ Z vuông góc;

Bài 5: Lái qua ngã tư có tín hiệu báo đèn giao thông;

Bài 6: Qua đường vòng chữ S quanh co;

Bài 7: Ghép xe chiều dọc vào chỗ đỗ;

Bài 8: Ghép xe chiều ngang vào chỗ đỗ;

Bài 9: Dừng tạm thời ở khu vực có đường sắt chạy qua;

Bài 10: Chuyển số trên đường bằng;

Bài 11: Kết thúc.

Thời gian tối đa cho phần thi sa hình B1 là 18 phút.

Thí sinh cần đạt tối thiểu 80/100 điểm để đậu phần thi sa hình và được phép tham gia phần thực hành lái xe trên đường.

Sơ đồ thi sa hình b1

Thí sinh sẽ thực hiện liên tục 11 bài kiểm tra sa hình

1.4 Quy định đạt phần thi đường trường

Thí sinh tham gia bài thi sát hạch lái xe trên đường giao thông công cộng với chiều dài tối thiểu 2km, có đầy đủ các tình huống theo yêu cầu (lộ trình do Sở Giao thông Vận tải lựa chọn sau khi đã thống nhất với cơ quan quản lý giao thông có thẩm quyền và đăng ký với Tổng cục Đường bộ Việt Nam).

Thí sinh phải thực hiện ít nhất 4 bài thi lái xe trên đường, bao gồm:

  • Bài 1: Xuất phát;
  • Bài 2: Tăng số, tăng tốc độ;
  • Bài 3: Giảm số, giảm tốc độ;
  • Bài 4: Kết thúc.

Phần thi này có tổng điểm là 100, thí sinh cần đạt ít nhất 80/100 điểm để vượt qua phần thi này.

Như vậy, sau khi hoàn tất cả 4 phần thi nêu trên, thí sinh sẽ được cấp giấy phép lái xe hạng B1.

2. Thi tốt nghiệp và thi sát hạch lái xe B1 có gì khác nhau?

Thi tốt nghiệp và thi sát hạch lái xe B1 có những điểm khác nhau rõ rệt. Dưới đây là một số so sánh giữa hai loại thi này:

phan biet thi tot nghiep va thi sat hach

Cần phân biệt thi tốt nghiệp và thi sát hạch lái xe

2.1 Mục đích

Thi tốt nghiệp: Là kỳ thi do trung tâm đào tạo lái xe tổ chức sau khi học viên hoàn thành khóa học lý thuyết và thực hành. Mục tiêu là đánh giá học viên có đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia kỳ thi sát hạch chính thức hay chưa.

Thi sát hạch lái xe B1: Là kỳ thi chính thức do Sở Giao thông Vận tải tổ chức. Mục tiêu là cấp giấy phép lái xe B1 cho thí sinh đạt yêu cầu.

2.2 Nội dung thi

Thi tốt nghiệp: Thường bao gồm các phần thi lý thuyết kèm theo thực hiện các bài thi sa hình như lái xe trong các tình huống giả lập (lái xe trong bãi tập). Học viên cần đạt điểm tối thiểu để được cấp chứng chỉ.

Thi sát hạch: Bao gồm các phần thi lý thuyết, mô phỏng, sa hình và đường trường với yêu cầu nghiêm ngặt hơn về điểm số và quy trình tổ chức.

2.3 Tổ chức thi

Thi tốt nghiệp: Do trung tâm đào tạo tổ chức, thường nhẹ nhàng hơn và mang tính chất kiểm tra kiến thức, kỹ năng đã học.

Thi sát hạch: Được tổ chức bởi Sở Giao thông Vận tải, quy trình chặt chẽ hơn và yêu cầu học viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định.

2.4 Lệ phí

Thi tốt nghiệp: Thường đã bao gồm trong gói học phí, không cần đóng thêm.

Thi sát hạch: Học viên phải đóng lệ phí cho từng phần thi.

2.5 Thời gian giữa hai kỳ thi

Sau khi đỗ kỳ thi tốt nghiệp, học viên thường sẽ được tổ chức thi sát hạch trong khoảng thời gian ngắn, thường từ 7 đến 10 ngày.

Những khác biệt này giúp học viên hiểu rõ hơn về quy trình và chuẩn bị tốt hơn cho cả hai kỳ thi.

Toàn bộ kiến thức về kỳ thi sát hạch lái xe B1 được bài viết tổng hợp và cập nhật đến độc giả. Chúc bạn hoàn thành xuất sắc phần thi này và nhận được tấm bằng như ý!

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online