01-04-2024

Khi nâng bằng C lên E sẽ giúp tài xế điều khiển được nhiều phương tiện hơn, đặc biệt là lái được xe ô tô chờ người trên 30 chỗ. Nhờ vậy, thu nhập của bác tài sẽ được nâng cao hơn. Nếu bạn chưa biết để nâng bằng C lên E cần những điều kiện gì cũng như chi phí ra sao. Mọi thắc mắc sẽ được Thái Việt giải đáp thông qua bài viết dưới đây! Chần chờ gì mà không xem ngay!

1. Có bằng E thì được phép lái xe gì?

Theo Khoản 10. Điều 16 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải, bằng hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển những loại xe như:

  • Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi dành cho tài xế lái xe.
  • Xe ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi (bao gồm cả chỗ ngồi dành cho tài xế lái xe).
  • Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (bao gồm cả chỗ ngồi dành cho tài xế lái xe).
  • Xe ô tô chuyên dùng có trọng tải được thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Xe ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. 
  • Xe ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
  • Máy kéo một rơ moóc có trọng tải được thiết kế ít hơn 3.500 kg.
  • Máy kéo một rơ moóc có trọng tải được thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Ngoài ra, căn cứ vào Khoản 11 Điều 16 của thông tư này, người có bằng lái xe hạng E khi lái các loại xe tương ứng được phép kéo thêm một rơ moóc có trọng tải được thiết kế nhỏ hơn 750 kg.

nâng bằng C lên E

Khi có bằng E tài xế sẽ điều khiển được xe ô tô trên 30 chỗ ngồi 

2. Điều kiện để nâng hạng C lên E

Trước hết, căn cứ vào Khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, để nâng bằng C lên E, người dự thi cần đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản như sau:

  • Phải là công dân nước CHXHCN Việt Nam, là người nước ngoài được phép cư trú, đang học tập và làm việc tại Việt Nam.
  • Phải đủ tuổi (tính đến ngày dự thi sát hạch lái xe), tình trạng sức khỏe cũng như trình độ văn hóa theo đúng quy định. Ngoài ra, đối với người dự thi nâng hạng bằng lái xe (trong trường hợp nâng dấu C lên E), có thể học trước nhưng chỉ được dự sát thi hạch khi đã đủ tuổi theo quy định được đưa ra.

Hơn hết, cũng theo Điểm d Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 của thông tư trên, người học để nâng bằng lái C lên E bắt buộc phải có:

  • Thời gian hành nghề lái xe là từ 5 năm trở lên. 
  • Từ 100.000 km lái xe an toàn trở lên. 
  • Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (9/12) hoặc các bằng tương đương trở lên (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng E).

Mặt khác, theo quy định của Tổng cục đường bộ, những người thuộc các trường hợp dưới đây sẽ không được thi lấy giấy phép lái xe ô tô (nghĩa là không được nâng dấu C lên E):

  • Người bị bệnh rối loạn tâm thần mạn tính cũng như không đủ khả năng để điều khiển hành vi dân sự của mình.
  • Người bị rối loạn tâm thần cấp tính hoặc đã được chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng.
  • Người có thị lực yếu, dưới 5/10 (khi đo bằng kính).
  • Người có tật về mắt chẳng hạn như bệnh quáng gà, bệnh chói sáng và bệnh mù màu (xanh lá, vàng và đỏ).
  • Người khuyết tật cụt từ 2 ngón tay trở lên.
  • Người khuyết tật cụt từ 1 bàn chân trở lên.
điều kiện nâng bằng từ c lên e

Điều kiện để người dự thi nâng bằng C lên E

3. Hồ sơ thủ tục nâng từ C lên E bao gồm những gì?

Sau khi đã đáp ứng đủ các điều kiện để nâng bằng lái C lên E, người dự thi phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo như Điều 9 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT. Hồ sơ thủ tục gồm những loại giấy tờ như sau:

  • Mẫu đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo đúng mẫu quy định (trường hợp này để cấp bằng hạng E).
  • Đối với người Việt Nam: Bản sao giấy chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân; Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài: Hộ chiếu còn trong thời hạn.
  • Đối với trường hợp là người nước ngoài: Bản sao hộ chiếu (còn thời hạn là trên 6 tháng), thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư công vụ hoặc chứng minh thư ngoại giao.
  • Bản khai thời gian hành nghề của bằng lái xe hạng C (từ 5 năm trở lên), số km lái xe an toàn (100.000 km) theo đúng mẫu quy định.
  • Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (9/12) hoặc các loại bằng cấp tương đương trở lên (người dự thi phải xuất trình bản chính khi đến kiểm tra hồ sơ dự thi sát hạch). 
  • Bản sao bằng lái xe (trường hợp này là bản sao bằng C) cũng như phải xuất trình bản chính khi đến dự thi sát hạch.
  • Giấy khám sức khỏe của người dự thi được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, khi đi nộp hồ sơ thủ tục, người dự thi sẽ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp với mục đích lưu giữ hình ảnh vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

4. Nâng hạng từ C lên hạng E hết bao nhiêu tiền?

Nâng bằng C lên E hết bao nhiêu tiền

Chi phí để nâng hạng từ C lên hạng E còn tùy thuộc vào trung tâm sát hạch lái xe tại nơi mà bạn đăng ký. Nếu bạn đang tìm nơi uy tín để thi nâng bằng C lên E, trung tâm Thái Việt là sự lựa chọn hợp lý. Tại Thái Việt, mức học phí, lệ phí các loại, tài liệu và các phí liên quan sẽ được công khai rõ ràng, giúp người học có thể dễ dàng cân nhắc và chọn lựa hơn:

  • Tài liệu sách, đĩa lý thuyết, phí chụp hình và khám sức khỏe: Miễn phí
  • Học phí trọn gói: 10.000.000đ
  • Lệ phí tập xe cảm ứng: 450.000đ/ 1h
  • Lệ phí thi: 765.000đ
  • Lệ phí cấp phát bằng:135.000đ

5. Khoá nâng hạng C lên E mất bao lâu?

Thời gian đào tạo nâng bằng C lên E đã được Bộ Giao Thông Vận Tải quy định rõ ràng. Cụ thể, theo Điểm g Khoản 1. Thời gian đào tạo Điều 14 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, khóa nâng bằng lái C lên E sẽ mất 336 giờ (bao gồm 56 giờ lý thuyết và 280 giờ thực hành lái xe).

336 giờ là tổng thời gian đào tạo nâng từ hạng C lên hạng E

6. Quy trình nâng hạng bằng C lên E

Theo Bộ Giao Thông Vận Tải, quy trình nâng bằng C lên E bao gồm hai nội dung là phần thi lý thuyết và phần thi thực hành. Trong đó, phần thực hành sẽ gồm thi thực hành trong sa hình và thi thực hành trên đường trường. Chi tiết như sau:

  • Phần thi lý thuyết

Đối với phần thi lý thuyết nâng dấu C lên E, người dự thi sẽ thực hiện bài thi trên máy tính có cài đặt sẵn phần mềm sát hạch lý thuyết của Tổng cục đường bộ Việt Nam. Nội dung của các câu hỏi sẽ xoay quanh những chủ đề về luật giao thông đường bộ, lý thuyết sa hình và hệ thống biển báo. Cụ thể, phần thi lý thuyết để nâng bằng C lên bằng E sẽ có:

  • 600 câu hỏi ôn tập.
  • 45 câu hỏi trong 1 đề thi.
  • 26 phút làm bài thi.

Để đạt được bằng E, người dự thi phải đạt tối thiểu số lượng câu trả lời đúng là 41/45 câu. Lưu ý rằng, mỗi đề thi lý thuyết đều được sắp xếp từ 1 – 2 câu điểm liệt, nếu thí sinh dự thi làm sai câu điểm liệt đồng nghĩa với việc sẽ trượt phần thi lý thuyết và không lấy được bằng E.

  • Phần thi thực hành lái xe trong sa hình

Sau khi đã thi đạt phần thi lý thuyết, thí sinh sẽ chuyển sang phần thi thực hành lái xe trong sa hình và điều khiển xe khách loại 50 chỗ ngồi (đã bao gồm chỗ ngồi cho tài xế). Trên mỗi xe dành cho người dự thi đều sẽ gắn thiết bị chấm điểm tự động. 

Cụ thể, thời gian thực hiện bài thi lái xe trong sa hình sẽ là 20 phút với 10 bài thi nhỏ. Sau khi hoàn thành phần thi, nếu thí sinh đạt tối thiểu 80/100 điểm là vượt qua phần thi này và bước sang phần thi thực hành trên đường trường.

Lưu ý: Các lỗi bị trừ 5 điểm thông thường sẽ là lỗi dừng xe không đúng vị trí, đè vạch, quên không tắt hoặc bật xi nhan, vượt quá tốc độ quy định và xe chết máy. Mặt khác, những lỗi khi mắc phải sẽ bị loại trực tiếp (không lấy được bằng E) là lỗi gây tai nạn trong quá trình thi, lái xe lên vỉa hè, không lùi được xe vào đúng vị trí đỗ, để xe trôi dốc quá 50cm,…

  • Phần thi thực hành lái xe trên đường trường

Phần thi thực hành trên đường trường là phần thi cuối cùng trong kỳ thi sát hạch nâng bằng C lên E. Bên cạnh đó, trong phần thi sẽ gồm các phần như xuất phát, tăng số tăng tốc độ, giảm số giảm tốc độ và kết thúc.

Đối với phần thi này, người thi sẽ điều khiển xe chạy trực tiếp trên đường giao thông với chiều dài tối thiểu là 2km. Đồng thời, trên ghế phụ của xe sẽ có thêm một người giám khảo để quan sát, đưa ra yêu cầu, kiểm tra thao tác lái xe và chấm điểm cho thí sinh. Cụ thể hơn, để vượt qua phần thi này là lấy được bằng E, người dự thi cần đạt tối thiểu là 80/100 điểm trở lên. 

Với những thông tin bổ ích trên, hy vọng rằng bạn sẽ giải đáp được những thắc mắc xoay quanh việc nâng bằng C lên E. Ngoài ra, nếu bạn đang có thu cầu học và thi nâng bằng lái C lên E, hãy liên hệ ngay trung tâm Thái Việt để được hỗ trợ nhiệt tình nhé!

Xem thêm:

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online