18-03-2024

Bằng B1 B2 đều là giấy phép lái xe ô tô được cấp cho người thi đỗ kỳ sát hạch bằng lái B1, B2. Tuy vậy, giữa chúng cũng có nhiều điểm giống và khác nhau mà bạn nên nắm rõ nếu đang có nhu cầu tham gia học và thi.

1. Bằng B1, B2 là gì?

“Bằng b1 b2 là gì?” là thắc mắc của không ít người. Bởi chúng có một số điểm giống nhưng cũng có những điểm khác. Cụ thể, trong hệ thống các loại giấy phép lái xe (GPLX) tại Việt Nam, bằng lái xe hạng B bao gồm 2 loại B1 và B2. Đây là loại bằng lái xe ô tô phổ biến nhất hiện tại, dành cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng dưới 3,5 tấn.

bằng b1 b2 chạy được xe gì

Bằng B1 và B2 là 2 loại bằng lái xe ô tô phổ biến nhất hiện tại

Để được cấp giấy phép lái xe ô tô B1 và B2, mỗi cá nhân cần trải qua kỳ thi sát hạch nội dung lý thuyết và thực hành theo quy định. Chương trình và thời gian đào tạo sẽ được phân bổ tùy theo hạng bằng lái xe.

Mặc dù cả bằng B1 và B2 đều dùng cho xe dưới 9 chỗ và dưới 3,5 tấn, song chúng lại khác nhau ở chỗ dùng để phân biệt giữa xe ô tô số tự động với xe ô tô số sàn.

2. Bằng B1, B2 chạy được xe gì?

Theo quy định, bằng B1 B2 sẽ được phép điều khiển các loại phương tiện khác nhau. Cụ thể, bằng b1 b2 lái xe gì sẽ được giải đáp ngay dưới đây:

  • Bằng B11 số tự động được điều khiển các xe không hành nghề lái xe như: xe ô tô 4 – 9 chỗ số tự động, xe tải số tự động có trọng tải dưới 3.5 tấn, ô tô dành cho người khuyết tật.
  • Bằng lái xe B1 số sàn được điều khiển các loại xe không hành nghề lái xe như: xe ô tô 4 – 9 số sàn, số tự động và xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.5 tấn.
  • Bằng lái xe B2 được điều khiển các loại xe được phép hành nghề lái xe: xe ô tô 4 – 9 chỗ số sàn và số tự động, và xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.5 tấn.

Cụ thể hơn:

Đối với bằng lái xe B1

Trong giấy phép lái xe hạng B1, bao gồm:

Bằng B11 số tự động

Bằng B1 số tự động (hiện nay được dùng để mô tả là bằng B1) được cấp phép cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các phương tiện xe số tự động:

– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có tải trọng dưới 3.500 kg;

– Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Bằng B12 số sàn

Bằng B12 được cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển xe số tự động và cả số sàn, bao gồm:

– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có tải trọng dưới 3.500 kg;

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

– Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Đối với bằng lái xe B2

Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, cụ thể là:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

3. Vậy bằng lái xe B1, B2 giống và khác nhau như thế nào?

Ngoài những phương tiện được phép điều khiển, bằng lái xe B1 B2 khác gì nhau và có điểm nào giống nhau? Để làm rõ điều này, chúng ta cần so sánh kỹ về các yếu tố bao gồm: điều kiện, độ tuổi, thời gian đào tạo, hạn sử dụng giấy phép lái xe.

bằng b1 và b2 khác nhau như thế nào

Bằng B1, B2 có một số điểm giống và khác nhau cơ bản

Điểm giống nhau giữa bằng lái xe B1 và B2

Yêu cầu về độ tuổi

Theo quy định, giấy phép lái xe hạng B1 và B2 đều có thể được cấp cho người từ 18 tuổi trở lên. Nghĩa là, người đủ 18 tuổi (tính từ ngày đăng ký đào tạo) có thể tham gia học và thi sát hạch bằng lái xe B1 và B2.

Yêu cầu về giấy khám sức khỏe

Người muốn tham gia đăng ký thi bằng lái xe B1 và B2 đều cần chuẩn bị giấy khám sức khỏe từ cấp huyện trở lên theo quy định. Trong đó, có một số yêu cầu về sức khỏe như:

  • Không mắc các vấn đề về mắt
  • Cận thị, viễn thị, loạn thị >7 độ
  • Gặp vấn đề thu hẹp thị trường
  • Bị tật về mắt, quáng gà, mù màu, tổn thương võng mạc hoặc thần kinh của mắt.

Trường hợp sử dụng kính: 2 mắt phải đạt 16/10 trở lên.

  • Không bị khuyết tật về tay và chân

Người học lái b1, b2 phải đảm bảo không bị khiếm khuyết về tay chân. Cụ thể:

  • Bàn tay bắt buộc đủ ngón cái, không được thiếu quá 1-2 ngón
  • Bàn chân đầy đủ các bộ phận
  • Không bị lãng tai
  • Khoảng cách nghe nói bình thường tối thiểu 5 thước.
  • Nói thầm thì nghe rõ tầm 0-50 thước.
  • Phân biệt được các dạng âm thanh.
  • Không bị thần kinh, bệnh tim
  • Khả năng phản xạ bình thường, không có tiền sử động kinh, tâm thần.
  • Tim không bị hở van, thiểu năng van, hay bị tức ngực, phình động mạch chủ,…

Yêu cầu về thời gian đào tạo

Chương trình đào tạo lái xe B1 và B2 sẽ phụ thuộc phần lớn vào mỗi đơn vị đào tạo. Tuy vậy, theo ước lượng từ số buổi học lý thuyết và thực hành thì thời gian học sẽ rơi vào khoảng 3 tháng.

Chung quy lại, thời gian học bằng B1 và B2 sẽ diễn ra trong khoảng từ 3 – 6 tháng, tùy theo thời gian tổ chức lớp học của trung tâm và lịch thi của sở GTVT quy định.

thời gian học bằng lái xe b1, b2

Thời gian học bằng B1 và B2 sẽ diễn ra trong khoảng từ 3 – 6 tháng

Điểm khác nhau giữa bằng B1 với B2

Để hiểu rõ hơn về những điểm khác nhau giữa bằng B1 và B2, hãy theo dõi bảng sau:

Thông tin Bằng lái xe hạng B1 Bằng lái xe hạng B2
Mức phí khóa học Cao hơn Thấp hơn
Độ khó Dễ hơn Khó hơn
Phương tiện sát hạch Xe chíp thuộc dòng xe số tự động Xe chíp thuộc dòng xe số sàn
Sử dụng để kinh doanh Không được phép Được phép sử dụng
Thời hạn sử dụng Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Thời hạn sử dụng của bằng lái xe B2 là trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp. Sau khi hết hạn, tài xế cần tiến hành làm thủ tục xin cấp lại bằng.

 

Ở trên là những thông tin quy định về việc bằng B1 B2 được phép điều khiển được những phương tiện nào. Nếu đang có nhu cầu tham gia học lái xe ô tô, bạn có thể tham khảo, liên hệ trung tâm đào tạo Thái Việt để được tư vấn hồ sơ và sắp xếp lịch học nhanh chóng.

>>> Xem thêm:

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online