06-01-2024

Giấy phép lái xe hạng C đang được sử dụng phổ biến và thông dụng với các lái xe hiện nay. Bằng lái xe C là cần thiết với những người có dự định lái xe để kinh doanh hay đơn giản để phát triển cho tương lai do có quyền sử dụng để lái nhiều loại xe. Vậy bằng lái xe hạng C cho phép lái xe gì? ngồi được tối đa bao nhiêu chỗ? Chi phí học thi để có gplx hạng C khoảng bao tiền? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Giấy phép lái xe hạng C là gì?

bằng lái xe hạng c

Bằng lái xe hạng C

Giấy phép lái xe hạng C hay còn gọi là bằng lái xe hạng C là loại giấy phép lái xe ô tô được Bộ Giao thông cấp cho người lái xe nhằm điều khiển các loại xe tải hạng nặng, xe có trọng tải lớn. Cụ thể, người sở hữu bằng lái C được lái các loại xe mà bằng B1, B2 được phép lái như xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe tải nhỏ, đồng thời còn có thể lái các loại xe tải hạng nặng trên 3,5 tấn.

2. Mẫu bằng lái xe C mới nhất năm 2024

Bằng lái xe hạng C so với mẫu cũ, có mẫu sẽ có nhiều điểm khác biệt. Vậy hãy cùng xem những điểm mới đó là gì nhé:

  • Thay đổi từ mẫu giấy sang thẻ nhựa PET.
  • Cập nhật thêm mã QR phía sau giấy phép lái xe
  • In hoa văn và các dấu hiệu đặc biệt để chống hàng giả.
  • In đầy đủ thông tin của người sử dụng giấy phép lái xe
  • In thông tin về loại xe được phép điều kiển của bằng C
bằng lái xe hạng c

Hình ảnh mặt trước của bằng lái xe C

bằng lái xe c mặt sau

Hình ảnh mặt sau của bằng lái xe C

3. Bằng C lái xe gì?

Từ người học lái, chuẩn bị học lái xe hay tài xế muốn nâng lên bằng lái hạng C đều rất quan tâm đến việc bằng C lái xe gì. Như đã nói ở trên bằng C có thể lái được nhiều loại xe khác nhau như: xe ô tô chở người (dưới 9 chỗ), các loại xe tải, máy kéo có tải trọng từ nhỏ đến lớn (cả xe trọng tải trên 3,5 tấn).

Tuy nhiên, bằng lái xe C không lái được xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi như xe khách 16 chỗ trở lên và xe Minivan trên 9 chỗ. Bằng lái C cũng không cho phép lái xe Container, vì vậy muốn được cấp phép điều khiển xe Container thì phải có gplx hạng C đủ 3 năm sau đó làm thủ tục nâng hạng bằng lái lên hạng FC.

4. Những đặc điểm về bằng lái xe hạng C

4.1 Loại xe bằng lái hạng C được phép điều khiển

bằng c lái xe gì

Bằng C có thể lái những loại xe nào?

Thông tư 12/2017/TT-BGTVT tài khoản 8 điều 6 cho biết người được cấp gplx hạng C có thể được phép điều khiển các loại phương tiện sau đây:

  • Các loại xe ô tô, xe ô tô tải, tính cả xe tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên;
  • Máy kéo có kéo theo một rơ-moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Các phương tiện mà giấy phép lái xe hạng B1, B2 được lái

Theo đó, người thi đạt giấy phép lái xe hạng C được phép điều khiển từ các loại xe ô tô tải, ô tô chuyên dùng lớn hơn 3,5 tấn và cả những loại phương tiện xe dùng chở người thông thường dưới 9 chỗ ngồi.

4.2 Quy định về độ tuổi và học vấn được phép học bằng lái hạng C

Mọi công dân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang làm việc, học tập, cư trú hợp pháp tại Việt Nam đều có thể học thi và được cấp phép bằng lái xe hạng C nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Về độ tuổi, học bằng lái C cần đủ từ 21 tuổi, quy định tuổi được tính đến ngày thi sát hạch lái xe.

Về phần học vấn, theo nội dung của khoản 5 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 4 Điều này còn phải có đủ thời gian và số kilômét lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở.” Như vậy, việc học và thi bằng lái xe hạng C không đòi hỏi về trình độ học vấn.

4.3 Thời hạn của bằng lái xe C

Hiện nay, Bộ Giao thông bằng lái hạng C có thời hạn 5 năm tính từ ngày mà tài xế được cấp bằng. Khi gần hết thời hạn 5 năm, người chủ sở hữu bằng C phải làm hồ sơ xin cấp cấp lại bằng lái hoặc nếu muốn phát triển hơn trong ngành lái xe thì nên làm thủ tục để nâng hạng lên các hạng bằng cao hơn.

4.4 Điều kiện về sức khỏe của gplx hạng C

Trước khi sở hữu chiếc bằng lái xe hạng C thì người có nhu cầu phải đáp ứng điều kiện về sức khỏe để lái xe. Ngoài một sức khỏe tốt, người học thi cần đảm bảo một số yêu cầu như: Cơ thể bình thường, không có dị tật, không bị thừa hoặc thiếu các phần của các chi, thừa hoặc thiếu ngón tay hay ngón chân, không teo cơ, không có tiền sử mắc bệnh động kinh, bệnh mang dấu hiệu tâm thần,… Ngoài ra nếu mắc các bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, những bệnh dễ lây nhiễm hoặc bệnh cần cách ly đều không được tham gia học và thi bằng lái xe hạng C.

Nếu đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe, người học phải cung cấp cho các trung tâm đào tạo lái xe loại giấy khám sức khỏe do bệnh viện cấp huyện trở lên cấp có đóng dấu giáp lai trên ảnh và được bác sĩ có chuyên môn ký xác nhận. Trường hợp giấy khám sức khỏe được cấp do các phòng khám bình thường hoặc do các trạm y tế cấp xã thì sẽ không được công nhận.

giấy khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe C

4.5 Bằng C có thể được thi trực tiếp hoặc thông qua nâng hạng

Trong văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BGTVT, Bộ Giao thông vận tải có quy định cụ thể về chương trình đào tạo lái xe cho tất cả các hạng bằng lái. Theo đó, đối với bằng lái xe ô tô hạng C được phép thi trực tiếp để lấy bằng, các hạng bằng cao hơn chỉ có thể đăng ký nâng hạng bằng lái mà không đào tạo thi trực tiếp.

Như vậy, nếu muốn lấy giấy phép lái xe hạng C thì bạn có thể chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết và đến các trung tâm sát hạch lái xe để đăng ký thi bằng C. Ngoài ra muốn sở hữu bằng C thì bạn cũng có thể nâng từ bằng lái xe B1 hoặc B2 lên gplx hạng C.

5. Bằng lái xe C khác với hạng B1 và B2 như thế nào?

Để phân biệt bằng lái xe hạng C với bằng lái B1bằng lái B2 hãy cùng xem bảng dưới:

Nội dung so sánh Bằng lái hạng C Bằng lái xe B1 Bằng lái xe B2
Độ tuổi được cấp bằng 21 tuổi trở lên 18 tuổi trở lên 18 tuổi trở lên
Loại xe được phép điều khiển Xe ô tô tải có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên – máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên – Các loại xe bằng B2 được phép lái Xe tải số tự động dưới 3,5 tấn và ô tô số tự động dưới 9 chỗ (cả người lái) Xe tải số sàn dưới 3,5 tấn – Xe ô tô số sàn dưới 9 chỗ – Xe bằng B1 được phép lái
Phạm vi sử dụng Được lái các loại xe kinh doanh vận tải Không đăng ký kinh doanh vận tải Có thể đăng ký kinh doanh, hành nghề lái xe
Thời hạn sử dụng bằng lái 5 năm Đến tuổi nghỉ hưu 10 năm

6. Bằng C và bằng D khác nhau như thế nào?

Theo quy định, giấy phép lái xe hạng D là loại bằng được dành cho các lái xe điều khiển các phương tiện giao thông hạng nặng, bao gồm các loại xe khách, xe du lịch chở tối đa 30 người (kể cả người lái xe). Đồng thời bằng D sử dụng để lái các loại phương tiện có tải trọng trên 3,5 tấn và tất cả các loại xe được quy định cho hạng bằng B1, B2 và C.

Đầu tiên dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt lớn nhất giữa hạng bằng C và bằng D là về loại xe ô tô được lái. Bằng lái xe hạng C chỉ có thể lái các loại xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi còn bằng D có thể lái được các loại xe chở đến dưới 30 người.

Bên cạnh đó, bằng D yêu cầu người lái xe phải có trình độ học vấn từ cấp Trung học trở lên còn bằng C thì không.

Một khác biệt nữa giữa hai loại gplx hạng C và D là ở cách thức thi bằng, hạng D không có thể thi trực tiếp mà phải thông qua nâng hạng từ bằng lái C hoặc B2 lên; đối với hạng C người lái có thể đăng ký thi theo hai cách là thi trực tiếp hoặc nâng hạng từ hạng B2.

7. Thủ tục đăng ký và học lái xe bằng C

Khi đủ tuổi học lái xe bằng C và đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe học lái xe ô tô người có nhu cầu có thể làm hồ sơ và đăng ký thi bằng lái xe ô tô hạng C.

Thủ tục thi bằng lái xe hiện nay ngày càng trở nên đơn giản và tiện lợi hơn. Để thi bằng lái xe hạng C, cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau đây: 8 ảnh 3×4, 1 bản photo căn cước công dân (không cần phải công chứng), 1 giấy khám sức khỏe đủ điều kiện lái xe. Sau khi nộp hồ sơ, người học sẽ được hướng dẫn và giới thiệu về khóa học, giảng viên và môi trường tập lái.

8. Câu hỏi thường gặp về giấy phép lái xe C

8.1 Học lái xe bằng C hết khoảng bao nhiêu tiền?

Có rất nhiều người thắc mắc đăng ký học bằng lái xe hạng C mất bao nhiêu tiền, có thể đóng thành nhiều lần được không? Vì độ khó cũng như yêu cầu của bằng C cao hơn bằng lái hạng B1, B2 nên mức học phí sẽ nhỉnh hơn một chút. Hiện nay, có sự chênh lệch về học phí giữa các trung tâm do khác biệt về điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy. Thêm vào đó sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho một số đối tượng lừa đảo hoặc cò mồi nâng mức học phí lên rất cao. Vì vậy, trước khi đăng ký học thi lấy giấy phép lái xe hạng C thì người lái xe cần tìm hiểu kỹ càng về các Trung tâm đào tạo lái xe.

Hiện nay, các Trung tâm đào tạo lái xe thu học phí thi bằng lái xe hạng C dao động trong khoảng từ 12.000.000 – 16.000.000. Trong đó bao gồm các khoản phí như: chi phí làm hồ sơ, chi phí đào tạo lý thuyết và thực hành, lệ phí thi sát hạch cùng chứng chỉ. Ngoài ra, người học cũng phải chịu một số chi phí phát sinh khác (thuê xe gắn chip, thuê sân tập, xăng xe, ăn uống, nghỉ ngơi…).

8.2 Học bằng C có khó không?

Với việc được phép điều khiển các loại xe tải có thiết kế trọng tải lớn, người học bằng lái xe hạng C phải đáp ứng yêu cầu về kiến thức giao thông, trình độ, kỹ thuật lái xe ở mức độ cao hơn so với bằng lái hạng B. Tuy nhiên thực tế thì bằng C so với bằng B2 lại được đánh giá là đễ đỗ hơn, bởi vì góc nhìn của xe tải khi thi lại rộng và thoáng hơn so với xe số sàn, và hạng C lại ít hơn so với B2 một bài thi sa hình. Vậy nên thi hạng C được so sánh là dễ hơn so với hạng B2.
Sau khi đăng ký hồ sơ, người học sẽ trải qua thời gian đào tạo khoảng 5 tháng với 48 giờ học lý thuyết và 224 giờ tự tập lái xe. Lời khuyên cho những người mới tập lái xe hãy dành nhiều thời gian thực hành để tay lái được thành thạo mới có thể thi đỗ giấy phép lái xe hạng C.

8.3 Lý thuyết hạng C bao nhiêu câu

Về phần lý thuyết thi bằng lái hạng C, người học sẽ phải nắm bắt về các nội dung từ pháp luật giao thông đường bộ, cấu tạo và sửa chữa xe thông thường, các kỹ thuật lái xe, nghiệp vụ vận tải bằng xe ô tô, đạo đức và văn hóa tham gia giao thông.
Ngày 01/08/2021, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành bộ tài liệu lý thuyết gồm 600 câu hỏi thi GPLX, trong đó có 60 câu hỏi điểm liệt và nếu sai 1 trong 60 câu hỏi này thí sinh sẽ bị đánh trượt, bị loại và không được tham gia thi thực hành.

600 câu hỏi thi lý thuyết

Bộ 600 câu hỏi lý thuyết thi lái xe

Theo quy định năm 2024, thời gian làm bài lý thuyết hạng C vẫn là 24 phút, nếu thí sinh đúng 36/40 câu và không sai câu điểm liệt sẽ vượt qua vòng lý thuyết và chuẩn bị cho phần dự thi thực hành. Khi đạt được số điểm yêu cầu, cách ngày thi khoảng 2 tuần, thí sinh sẽ nhận được giấy phép lái xe hạng C.

8.4 Bằng lái C nâng được lên bằng gì?

Nếu đang có bằng lái xe hạng C mà muốn nâng hạng để có thể lái những loại xe tải trọng lớn hơn, đa dụng hơn thì tài xế phải nâng hạng bằng lái của mình lên các hạng cao hơn như hạng D, hạng E hoặc nâng bằng C lên bằng FC.
Những thông tin chi tiết nêu trên chắc chắn phần nào giúp mọi người trả lời được câu hỏi “bằng C lái được những loại xe nào?”. Chúc cho những lái xe có dự định thi bằng lái xe C trong năm 2024 sẽ sớm sở hữu trong tay loại giấy phép lái xe này.

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online