19-01-2024

Giấy phép lái xe A3 thường kén sử dụng hơn vì chúng không phổ biến như bằng lái xe hạng A1 hay A2. Vì vậy, nhiều người còn chưa hiểu rõ các vấn đề xung quanh hạng bằng lái này. Hãy cùng Trung tâm Dạy nghề Thái Việt tìm hiểu những thông tin quan trọng về bằng lái xe A3.

1. Bằng lái xe A3 là gì?

Như đã biết, bằng lái xe hay giấy phép lái xe chính là một loại giấy phép, chứng chỉ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho đối tượng là người lái xe để điều khiển các loại phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ. Vậy, cụ thể hạng bằng lái xe A3 là gì?

bang-lai-xe-a3-1

Bằng lái xe A3 là giấp phép lái xe cho phép điều khiển xe mô tô 3 bánh

Có thể hiểu một cách đơn giản, bằng lái xe A3 là giấy phép lái xe do Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc do Sở Giao thông vận tải cấp cho cá nhân người lái xe cho phép họ vận hành, lưu thông và tham gia giao thông bằng xe mô tô 3 bánh (dòng xe trên 50cm3 xilanh, có vận tốc đạt tối đa cao và có 3 bánh để di chuyển); đồng thời, bằng A3 cũng được phép điều khiển cả các loại xe được quy định cho bằng A1 bao gồm xe mô tô 2 bánh phân khối từ 50 đến 175cc và xe 3 bánh thiết kế cho người khuyết tật.

2. Mẫu bằng lái xe A3 mới nhất năm 2024

Quy định mẫu bằng lái xe A3 mới nhất hiện nay có màu vàng rơm, được làm từ chất liệu nhựa PET (loại nhựa nhiệt dẻo đa năng thuộc họ polyme-polyester có độ bền cao, có thể chịu lực, chống cháy và ổn định về kích thước), có ký hiệu bảo mật chống làm giả. Mặt trước của bằng chứa các nội dung thông tin như số bằng, họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú của người lái xe, hạng gplx, thời hạn sử dụng,… Mặt sau bằng ghi rõ loại phương tiện được điều khiển và có hình ảnh tem logo Tổng cục đường bộ Việt Nam.

Bằng lái xe A3

Ảnh của người sở hữu bằng lái xe hạng A3 được in trực tiếp trên mặt trước giấy phép lái xe, bề mặt được bao phủ bởi một lớp màng bảo an. Bên cạnh đó, trong dãy số bằng ở vị trí thứ tư và thứ năm chính là hai số cuối của năm được cấp bằng. Ngoài ra, nếu nhìn nghiêng vào tem logo ở mặt sau có thể nhìn thấy lấp lánh dòng chữ “Đường bộ Việt Nam”. Những đặc điểm này là yếu tố quan trọng giúp cơ quan chức năng cũng như người sở hữu dễ dàng phân biệt bằng thật bằng giả thông qua mắt thường.

3. Bằng lái xe A3 chạy được xe gì?

Bên cạnh thắc mắc về gplx A3 là gì, trông như thế nào thì việc người sở hữu bằng lái xe A3 chạy được xe gì cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Trên thực tế, bằng lái xe A3 thường được sử dụng cho nhu cầu chạy xe 3 bánh vận chuyển các loại đồ đạc, sản phẩm cồng kềnh có kích thước gồ ghề, không đồng đều.

Luật Giao thông đường bộ quy định bằng lái xe hạng A3 cấp cho cá nhân người lái xe điều khiển xe mô tô thiết kế 3 bánh không giới hạn phân khối và các loại xe mà bằng A1 được phép điều khiển, cụ thể là các loại xe sau:

  • xe mô tô 3 bánh (bao gồm xe 3 gác, xe lam và xe xích lô).
  • xe mô tô 2 bánh từ 50 đến dưới 175cc.

Căn cứ theo đó, bằng A3 được phép lái các xe như bằng A1 nhưng không được phép điều khiển các xe quy định cho bằng A2 (xe mô tô 2 bánh phân khối lớn có dung tích từ 175cc trở lên).

Khi lái xe trên đường, người sử dụng bằng lái A3 cần ghi nhớ mang theo bằng lái, đồng thời phải lưu ý về tốc độ được phép chạy. Hiện nay, xe mô tô được chạy với tốc độ tối đa vào khoảng 70km/h đối với những cung đường ngoài khu dân cư sinh sống. Còn đối với khu vực dân cư đô thị, tốc độ chạy xe tối đa mà xe mô tô 3 bánh được phép chạy là dưới 43km/h.

4. Bằng lái A3 bao nhiêu tuổi?

Độ tuổi cấp giấy phép lái xe được quy định tại Khoản 1 Điều 60 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

  • Từ đủ 16 tuổi trở lên: Được phép lái các loại xe gắn máy mà dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
  • Từ đủ 18 tuổi trở lên: Được phép lái xe mô tô thiết kế có hai bánh, xe mô tô thiết kế ba bánh có phân khối từ 50 cm3 trở lên và các xe có kết cấu giống tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người có đến 9 chỗ ngồi;
  • Từ đủ 21 tuổi trở lên: Được phép lái các xe ô tô tải hoặc máy kéo có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; lái các xe hạng B2 có kéo rơ moóc (FB2);
  • Từ đủ 24 tuổi trở lên: Được phép lái các loại xe ô tô có 10-30 chỗ ngồi; lái xe hạng C có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc;
  • Từ đủ hoặc trên 27 tuổi: Được phép lái các xe ô tô chở người có trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D có kéo rơ moóc (FD);

Như vậy, theo quy định, người có nhu cầu học thi để được cấp giấy phép lái xe A3 phải đủ 18 tuổi trở lên. Tuổi được tính cho đến ngày tham dự kỳ thi sát hạch lái xe máy A3.

5. Thời hạn của bằng lái A3

Theo nội dung được ban hành trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (đã được sửa đổi , bổ sung bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) thì thời hạn sử dụng của các hạng giấy phép lái xe được phân loại như sau:

  • Hạng vô thời hạn: bao gồm các hạng A1, A2, A3;
  • Hạng có thời hạn: bao gồm các hạng A4, và các hạng bằng lái xe ô tô: B1 (đến tuổi nghỉ hưu); B2 (10 năm); C, D, E, F (05 năm) không có thời hạn.

Do đó, bằng lái xe A3 là hạng bằng không có thời hạn. Đồng nghĩa rằng, khi đã trúng tuyển và được cấp gplx A3 thì người sở hữu không phải lo lắng về việc gia hạn bằng.

bang-lai-xe-a3-3

Thời hạn của bằng lái xe A3 là vô hạn

6. Cần điều kiện gì để có bằng lái A3

Theo quy định, người tham gia thi bằng lái xe A3 phải là công dân người Việt Nam hoặc là người nước ngoài được cư trú hợp pháp hoặc đang làm việc và học tập tại Việt Nam mà đáp ứng đầy đủ những điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa.

  • Về độ tuổi: người thi phải đủ hoặc trên 18 tuổi;
  • Về sức khỏe: có sức khỏe tốt, đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe.
  • Về trình độ học vấn: bằng lái A3 không yêu cầu về trình độ.

7. Những ai nên học giấy phép lái xe A3

Luật Giao thông đường bộ quy định, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ thiết yếu mà người lái xe bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông trên đường. Trường hợp không xuất trình được gplx khi được yêu cầu, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính, ngoài ra có thể bị tạm giữ xe theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Vì vậy, những cá nhân vừa muốn được phép lái những dòng xe máy cơ bản có phân khối dưới 175cc để thuận tiện đi lại, vừa muốn sử dụng các loại phương tiện mô tô ba bánh (không kể phân khối) thì nên lựa chọn và theo học giấy phép lái xe A3.

Hiện nay, giấy phép lái xe đã được tích hợp sẵn trên hệ thống VNeID. Tuy nhiên, do chưa có văn bản pháp luật quy định cho phép sử dụng thông tin trên ứng dụng này để thay thế cho gplx bản cứng khi tham gia giao thông nên người lái xe vẫn bắt buộc phải đem theo bằng lái.

8. Hồ sơ thi bằng lái xe A3 bao gồm những gì?

Người dự thi sát hạch lái xe máy A3 cần nộp hồ sơ đăng ký cho trung tâm đào tạo và thi sát hạch lái xe. Khi nhận được hồ sơ, các trung tâm phải tiến hành lập danh sách người dự sát hạch kèm hồ sơ gửi cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc cho Sở Giao thông vận tải nơi trung tâm trực thuộc.

Hồ sơ thi bằng lái xe A3 cần đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • 1 CCCD photo (không yêu cầu công chứng);
  • 6 ảnh 3×4 (nền xanh, rõ nhận dạng);
  • Đơn xin tham gia sát hạch lái xe;
  • Giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe máy A3 được cấp bởi bệnh viện tuyến huyện trở lên.
bang-lai-xe-a3-4

Giấy khám sức khỏe có trong hồ sơ thi bằng lái xe A3

Sau khi kết thúc việc thi sát hạch giấy phép lái xe A3 khoảng 10 ngày, người trúng tuyển sẽ nhận được bằng lái. Trường hợp người có nhu cầu nhận bằng tại nhà, có thể đăng ký qua trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công hoặc đăng ký với trung tâm nơi thi sát hạch.

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online