28-02-2023

Buồng lái xe ô tô thường có các bộ phận tương đối giống nhau ở tất cả các hãng xe. Vì thế, trước khi mua xe thì bạn có thể tìm hiểu và tham khảo một vài dòng ô tô có sẵn. Bài viết bên dưới sẽ cung cấp cho bạn những bộ phận cơ bản nhất trong buồn lái của một chiếc “xế” thông thường. 

1. Vô lăng

Ngoài ghế ngồi thì vô lăng là bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận ở buồng lái. Tài xế sẽ sử dụng nó để điều hướng xe di chuyển trên các cung đường. Thông qua sự phối kết hợp giữa trục vít – bánh vít và bánh răng – thanh răng hoặc hỗ trợ từ bơm thủy lực, khi người lái tác động lên vô lăng, các phần còn lại của hệ thống sẽ xảy ra những phản ứng tương hợp để điều khiển xe.

2. Bảng đồng hồ

bang-dong-ho-do-toc-do

Người điều khiển xe sẽ có cảm giác vô định nếu không có bảng đồng hồ. Đây là hệ thống thông tin gồm màn hình, đồng hồ và đèn báo, giúp người điều khiển nắm bắt được thông tin về hoạt động của 1 số hệ thống chính của xe. Thông tin được hiển thị dưới dạng số hoặc kim. Trong đó:

  • Đồng hồ đo vòng tua: hiển thị số vòng/phút, có chức năng xác định tốc độ quay của trục khuỷu động cơ. Để từ đó, người lái tùy chỉnh hoạt động của động cơ ở vòng tua hợp lý với tốc độ tối ưu giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe (đối với xe số sàn). Đối với xe số tự động, chúng ta dựa trên đồng hồ đo vòng tua để duy trì hoạt động của động cơ ở dải tua hợp lý.
  • Đồng hồ đo tốc độ: Là trang bị tiêu chuẩn trên mọi phương tiện gắn động cơ để xác định tốc độ tức thời của xe.

Ngoài ra trên bảng điều khiển của xe hơi còn hiển thị các đèn báo tình trạng của xe, công tắc cảnh báo nguy hiểm, công tắc điều khiển máy lạnh,…

  • Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát. Trong đó chữ C là lạnh, chữ H là nóng. 
  • Đèn báo rẽ, báo pha hoặc cốt sẽ lên khi các chế độ đó được người điều khiển bật.
  • Đèn báo mức nhiên liệu: Sẽ cảnh báo tín hiệu khi mức dầu trong xe thấp hơn quy định.
  • Đèn báo sạc bình/ máy phát điện: Phát tín hiệu khi mở công tắc chính và tắt ngay khi nổ.
  • Đèn “BRAKE BOOSTER” là hệ thống báo bộ trợ lực phanh.

3. Bàn đạp ga

Để xe tăng tốc và di chuyển được thì cần có bàn đạp ga. Tài xế sẽ điều khiển nó bằng chân phải. Đồng thời bàn đạp ga còn giúp kiểm soát lượng nhiên liệu bơm cho động cơ. Vì khi đạp ga càng mạnh, nhiên liệu bơm vào động cơ càng nhiều, giúp xe chạy nhanh hơn. Đó cũng chính là lý do vì sao việc chạy xe tốc độ cao thường tiêu tốn nhiên liệu hơn bình thường. Ngược lại, khi muốn xe chạy chậm, người lái chỉ cần nhả chân ga.

bộ phận trong buồng lái xe oto

Các bộ phận cơ bản để có thể vận hành được xe ô tô

4. Bàn đạp phanh

Ngược lại với bàn đạp ga thì phanh sẽ ngăn cản tốc độ di chuyển của xe. Bộ phận trong buồng lái xe ô tô này cũng được điều khiển bởi chân phải và được dùng khi người lái muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe.

Về cơ chế hoạt động, khi người lái dùng chân đạp phanh, dầu phanh sẽ di chuyển đến đường ống dẫn tới xi lanh bánh xe. Đồng thời dưới tác dụng của lực được sản sinh do áp suất dầu phanh lên piston, phanh sẽ giảm tốc hoặc dừng hẳn theo điều khiển của người lái. Lưu ý, quãng đường và thời gian phanh xe phụ thuộc vào lực tác động lên bàn đạp. Để đảm bảo an toàn chúng ta nên tăng áp lực dần cho xe đến khi xe dừng lại, hạn chế phanh gấp.

5. Cần số

Cần số cũng không thể bị loại bỏ trong khoang lái. Đơn giản vì bộ phận này sẽ vận hành cùng với bộ ly hợp, tác động khéo léo với bánh răng trong hộp số cùng điều khiển của người lái để thay đổi tốc độ di chuyển của xe.

6. Bàn đạp ly hợp (đối với xe số sàn)

Côn xe ô tô hay bàn đạp ly hợp được điều khiển bằng chân trái của người lái xe trong trường hợp muốn điều khiển xe ra khỏi vị trí cố định.

Để xe chuyển động không bị rung giật, khi điều khiển bàn đạp ly hợp chú ý thực hiện theo các bước sau:

  • Khoảng ⅔ hành trình đầu, ta tiến hành nhả nhanh để đĩa ma sát của bàn đạp tiếp giáp với bánh đà.
  • ⅓ hành trình sau nhả từ từ để tăng mô-men xoắn truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực trên xe.
  • Sau khi nhả bàn đạp ly hợp đặt chân xuống sàn xe để tránh lỗi trượt ly hợp.

7. Điều khiển gạt nước mưa 

Bộ phận này có 4 nấc trong đó: có một nấc tắt, một nấc quét gián đoạn, 1 nấc quét chậm và còn lại là nấc quét nhanh. Tùy theo điều kiện thời tiết mưa hay sương mù, tuyết,…mà tài xế sử dụng các nấc cho phù hợp. 

bo-phan-trong-buong-lai-xe-oto-4

Trước khi lái xe, mà còn cần phải lưu ý điều chỉnh ghế lái sao cho ngồi với tư thế thoải mái nhất. Hơi ngả ra phía sau, lưng mông ôm sát góc ghế để tránh đau nhức khi lái xe đường dài. Đồng thời, hạn chế chấn thương nếu xảy ra va chạm. Nên chỉnh tay lái góc 9h15 để phản xạ được nhanh nhất.

Khi di chuyển thì cần điều chỉnh gương cabin để quan sát hết được vùng xe phía sau; hai gương 2 bên nên điều chỉnh để quan sát được xe ở lane bên cạnh. Không ngồi quá gần hoặc quá xa vô lăng. Khoảng cách lý tưởng là khuỷu tay và cánh tay tạo đường cong mở góc từ 120 – 140 độ. Điều quan trọng là phải thắt dây an toàn trước khi khởi động xe.

Như vậy, bạn cần làm quen hết với các bộ phận trong buồng lái xe ô tô trước khi điều khiển được nó. Việc này đã hoàn toàn trở nên đơn giản sau khi tìm hiểu nội dung bài viết. Chúc các bạn sớm thành thạo các bộ phận để điều khiển xe dễ dàng. Tại Thái Việt khóa học lái xe ô tô của chúng tôi cũng có phần mô tả chi tiết về bộ phận trong xe ô tô. Đăng ký học lái xe ô tô để tìm hiểu ngay tại daynghethaiviet.com nhé!

>> Xem thêm:

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online