26-02-2023

Côn xe ô tô là thiết bị không thể thiếu đối với các loại xe ô tô. Vậy làm thế nào để điều khiển nó đúng cách và an toàn? Bài viết sau sẽ đưa ra phần hướng dẫn chi tiết cho các lái mới. 

1. Côn xe ô tô là gì?

Côn xe ô tô hay được gọi là bộ ly hợp là bộ phận trung gian để kết nối bánh xe, cầu chủ động và các động cơ trong hộp số. Côn xe có tác dụng là đóng hay ngắt việc kết nối giữa bánh xe và máy. Thông qua đó mà động cơ của bạn sẽ vẫn hoạt động bình thường, còn xe ô tô sẽ chạy hay đứng, nhanh hay chậm đều được.
Côn xe ô tô

Côn xe ô tô

Nếu ngắt kết nối, bánh xe sẽ chạy chậm dần lại và theo quán tính rồi từ từ dừng hẳn. Nếu động cơ khở động chạy côn kết nối máy và bánh xe sẽ giúp bánh xe chuyển động. Việc ngắt côn sẽ giúp cho người điều khiển xe ô tô có thể giảm, tăng số hay dừng xe mà không bị chết máy động cơ vẫn hoạt động bình thường.
Vậy nguyên lý hoạt động của côn xe là gì? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này.

2. Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô

Khi người lái xe điều khiển ô tô mà nhấn vào bàn đạp côn, nó sẽ được tác dụng một lực khá lớn từ piston thủy lực hoặc một cần liên động. Lực tác dụng này sẽ được truyền trực tiếp tới nén lò xo và bộ phận bi T. Tiếp theo đó, bộ phận đĩa ma sát được giải phóng, nó không còn bị phụ thuộc vào đĩa ép ly hợp hay bánh đà nữa. Nhờ lực này mà trục sơ cấp của hộp số ô tô không phải chịu sự tác động bởi động cơ ô tô nữa. Từ đó mà bánh xe ô tô có thể chủ động dừng lại mà động cơ ô tô vẫn hoạt động.
Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô

Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô

Nếu người lái xe không nhấn chân côn, bộ phận lò xe có nhiệm vụ ghép mâm bàn ép ly vào đĩa ma sát của động cơ, sau đó chúng được ép chặt làm cho bánh đà không thể tách ra khỏi trục sơ cấp của hộp số xe ô tô. Do đó mà chúng thường sẽ hoạt động cùng tốc độ với nhau. Côn xe ô tô sẽ được truyền một lực lớn từ mô men, lực này lớn tương đương với lực ma sát của bánh đà và các đĩa ma sát. Lò xo ở bộ phận đĩa ma sát có vai trò giúp giảm chấn động. Giúp hộp số và động có thể thể phối hợp một cách nhẹ nhàng và êm ái hơn.
Nhờ có nguyên lý đó mà người ta rút ra được cách sử dụng côn ô tô đơn giản.

3. Cách sử dụng chân côn xe ô tô

Cũng giống như các kỹ thuật lái xe khác, nếu muốn sử dụng côn xe ô tô đúng cách và nhuần nhuyễn thì đòi hỏi người lái phải luyện tập thường xuyên. Có 2 kỹ thuật chính khi sử dụng côn mà người lái cần chú ý là kỹ thuật đạp chân côn và kỹ thuật nhả chân côn.
Cách sử dụng chân côn xe ô tô

Cách sử dụng chân côn xe ô tô

Kỹ thuật đạp chân côn
Bước đầu tiên, người lái cần sử dụng chân đạp hết côn, sau đó trả xe vào số 1. Tiếp theo, dẫm nhẹ lên chân ga để tăng vòng tua lên 1.500 vòng/phút. Lưu ý, khi đạp chân côn, chủ xe phải chú ý quan sát các khu vực xung quanh để tránh xảy ra những va chạm đáng tiếc.
Khi muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe, người lái nhả chân ra khỏi bàn đạp ga và nhấn chân phanh xuống. Đến khi xe từ từ chuyển động chậm lại, người điều khiển phải đè hết côn và nhấn nhẹ chân phanh để xe dừng lại hoàn toàn.
Nếu không thực hiện kỹ thuật đạp chân côn xe ô tô đúng cách, xe có thể rơi vào tình trạng rung lắc dữ dội và dẫn tới va chạm. Vì vậy, người lái phải luôn chắc chắn đã hạ hết phanh tay, chú ý thắt dây an toàn đầy đủ, điều chỉnh và đảm bảo vị trí ghế ngồi sao cho dễ tiếp cận tới chân côn nhất.
Kỹ thuật nhả chân côn
Đối với kỹ thuật nhả chân côn, người lái cần chú ý quan sát xung quanh xe để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không nên nhả chân côn đột ngột.
Bước tiếp theo, người lái cần nhả chân côn từ từ trong khoảng ⅔ hành trình để cho đĩa ma sát tiếp giáp với bánh đà. Sau đó, tiếp tục nhả thêm ⅓ hành trình chân côn còn lại để lực momen xoắn có thể truyền động đến các bánh xe, giúp xe tiếp tục di chuyển ổn định về phía trước.
Giống như kỹ thuật đạp côn, nếu thao tác nhả chân côn không được thực hiện đúng sẽ khiến xe bị khựng lại hoặc đột ngột vọt lên phía trước. Thực hiện kỹ thuật nhả chân côn đúng cách giúp động cơ vận hành êm ái và không có tiếng gằn khó chịu, xe lăn bánh ổn định hơn.
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên thì tài xế còn phải lưu ý một số điểm sau.

4. Lưu ý khi sử dụng chân côn xe ô tô

Đầu tiên, người điều khiển cần phải bỏ thói quen để hờ chân trái lên bàn đạp côn, đây là nguyên nhân chính gây hại đến bộ côn và hộp số. Khi mất tập trung, người lái có thể làm côn xe tiếp xúc với bánh đà của máy một cách đột ngột, khiến côn nhanh mòn hơn.
Lưu ý khi sử dụng chân côn xe ô tô

Lưu ý khi sử dụng chân côn xe ô tô

Trong tình huống xe chạy ở số 1, người lái nên từ từ nhả côn để tránh xe bị giật hay thậm chí là chết máy. Nhưng từ số 2 trở đi có thể nhả chân côn nhanh hơn, tài xế cần kết hợp đạp chân ga để xe di chuyển một cách trơn tru.
Đối với trường hợp xe chạy trong điều kiện bình thường, người lái nên chú ý bỏ hẳn chân ra khỏi bàn đạp côn. Điều này vừa giúp chân đỡ mỏi khi phải đạp chân côn liên tục, vừa tránh gây ảnh hưởng không tốt tới bộ ly hợp xe.
Những lưu ý này khá đơn giản, đầu tiên người lái cần nắm rõ thông tin về xe số sàn và côn xe ô tô, lưu ý chân côn không chỉ được sử dụng khi thay đổi số. Khi đã sử dụng nhuần nhuyễn chân côn/chân ga cũng như hiểu rõ nguyên lý hoạt động của xe ô tô số sàn, bộ ly hợp sẽ phát huy được tối đa lợi thế, giúp người lái có thể dễ dàng điều khiển xe theo ý muốn.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp đầy đủ thông tin về côn xe ô tô. Mong rằng nội dung trên đã giúp các tài xế hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của bộ phận này. Để tiếp tục khám phá những kiến thức thú vị khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới tại Daynghethaiviet.com nhé!
>>> Xem thêm:
Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online