19-03-2024

Bằng lái xe ô tô có được lái xe máy không? Làm thế nào để có thể sử dụng chung bằng ô tô với bằng xe máy? Cùng tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích dưới đây!

1. Có bằng ô tô B1, B2 có được lái xe máy không?

Có bằng ô tô thì có được phép lái xe máy không

bằng b1 có được lái xe máy không hay có bằng b2 có được lái xe máy không là thắc mắc của không ít người. Tại Việt Nam, Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, phương tiện điều khiển được phép của bằng lái xe B1 và B2 như sau:

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Ở trong quy định không có nhắc đến bằng lái xe ô tô B1, B2 sử dụng cho phương tiện xe máy. Vậy nên, tài xế không thể sử dụng nó để lái xe máy.

Hơn nữa, cách vận hành, điều khiển xe cũng như quy luật của xe máy có nhiều điểm khác so với ô tô. Do vậy, bạn không thể áp dụng các kiến thức lý thuyết cũng như kỹ năng thực hành của việc lái xe ô tô để áp dụng vào điều khiển xe máy. Để điều khiển xe máy thì bạn phải sở hữu bằng lái xe A1, điều này để đảm bảo an toàn giao thông và không xảy ra va chạm khi đang lưu thông trên đường.

2. Mức phạt tiền đối với hành vi mang bằng lái xe không phù hợp khi tham gia giao thông

Giấy phép lái xe hạng B1, B2 không thể thay thế cho giấy phép lái xe máy. Nếu không tuân thủ đúng quy định, bạn có thể bị xét vào trường hợp không có bằng lái xe và bị phạt theo mức phạt tương ứng.

Đối với trường hợp có bằng lái ô tô nhưng chưa có bằng lái xe máy mà vẫn điều khiển các loại xe máy cơ giới trên đường thì bạn đã vi phạm luật giao thông. Căn cứ vào điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

“Với người điều khiển xe máy dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe máy: bị phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.

Với người điều khiển xe máy dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên: phạt hành chính từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng”.

Ngoài ra, đối với trường hợp đã có bằng lái xe máy nhưng chưa thể xuất trình ngay khi vừa kiểm tra, thì sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Cụ thể, tại Điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định trường hợp người điều khiển xe máy không mang theo bằng lái khi tham gia giao thông: phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

mức phạt xe máy khi mang bằng ô tô

Nếu không có bằng lái xe máy khi đang điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt

3. Làm thế nào để sử dụng một bằng lái xe để lái cả xe máy lẫn ô tô?

Bằng lái xe máy và bằng lái ô tô có thể được tích hợp thành 1 giấy phép lái xe. Theo quy định, người sở hữu 2 loại bằng này có thể chọn tích hợp thẻ nếu có nhu cầu làm hoặc vẫn giữ nguyên riêng biệt tùy cá nhân.

Có nên tích hợp bằng lái xe không?

Để biết mình có nên làm thủ tục tích hợp bằng lái xe máy và bằng lái ô tô hay không, bạn có thể cân nhắc đến những điều sau:

Ưu điểm: 

– Tiết kiệm, gọn nhẹ và thuận tiện trong quá trình sử dụng

– Dễ dàng bảo quản, cất giữ, tránh thất lạc hoặc mất mát

Nhược điểm:

– Nếu bị tạm giữ hạng bằng lái xe của 1 loại (là xe máy hay xe ô tô) thì đồng nghĩa với việc sẽ khó khăn trong việc sử dụng hạng bằng còn lại.

– Nếu 1 trong 2 hạng bằng bị tước thì hạng bằng lái xe còn lại cũng sẽ bị giữ và phải mất thời gian để xin cấp lại.

– Nếu không may bị mất mát thì phải làm lại để được tiếp tục điều khiển được cả 2 hạng bằng

Thủ tục tích hợp chung bằng lái xe

Nếu bạn đang có cả bằng lái xe mô tô và bằng lái xe ô tô và có nhu cầu tích hợp thì làm theo các hướng dẫn dưới đây:

Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định, hồ sơ phục vụ việc gộp chung bằng lái xe gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.

– Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Địa điểm nộp hồ sơ:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, bạn gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam/Sở Giao thông vận tải.

Lưu ý: 

  • Sau đó phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
  • Bạn cần hoàn thành việc nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe trực tiếp tại điểm nhận hồ sơ hoặc thanh toán online trên dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

Nhận bằng lái xe cấp lại

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe.

tích hợp bằng lái xe

Tổng cục Đường bộ Việt Nam/Sở Giao thông vận tải sẽ thực hiện việc đổi giấy phép lái xe

Lệ phí

Đối với lệ phí cấp lại bằng: Căn cứ tại Phụ lục của Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định về biểu mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng thì mức phí cấp đổi bằng lái xe máy do bị mất là 135.000 đồng/lần.

Quyền được điều khiển loại xe còn lại khi bị tước GPLX tích hợp

Căn cứ Điều 4 khoản 4 Thông tư 37/2017/TT-BGTVT quy định:

Điều 4. Quản lý, sử dụng biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

  1. Trường hợp người vi phạm hành chính có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người có thẩm quyền quyết định xử phạt phải ghi rõ trong quyết định, xử phạt vi phạm hành chính các hạng xe được phép điều khiển theo giấy phép lái xe và áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc giấy phép lái xe không thời hạn đối với loại xe đã sử dụng khi thực hiện hành vi vi phạm (xe ô tô hoặc máy kéo hoặc xe mô tô). Người vi phạm hành chính được quyền điều khiển những loại xe còn lại được ghi trong giấy phép lái xe.”

Theo đó, nếu giấy phép lái xe ô tô và xe máy được tích hợp, khi bị tước giấy phép lái xe tích hợp thì người có Giấy phép lái xe vẫn được điều khiển những loại xe đối với hạng lái xe chưa bị tước ghi trên Giấy phép lái xe.

Như vậy, câu hỏi bằng lái xe ô tô có được lái xe máy không đã được giải đáp rõ ràng và chi tiết. Bạn hãy tuân thủ quy định để tránh vi phạm an toàn giao thông và hạn chế bị xử phạt.

>> Xem thêm:

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online