03-04-2024

Ngày nay, việc sở hữu bằng lái xe số tự động đang là lựa chọn được nhiều tài xế ưu tiên. Sự tiện lợi, dễ học và dễ điều khiển đã giúp xe số tự động phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Vậy bạn đã biết xe số tự động là gì và có những ưu điểm nổi bật nào chưa? Cùng Thái Việt tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới nhé!

1. Xe số tự động là gì?

Xe số tự động hay xe số AT (Automatic Transmission), là xe ô tô có khả năng tự động tăng hoặc giảm số cho phù hợp với địa hình hay điều kiện di chuyển. Khả năng tự sang số của xe góp phần giảm thao tác và tăng độ tập trung quan sát, xử lý tình huống cho tài xế.

Ngày nay, xe số tự động được nhiều tài xế ưa chuộng bởi sự tiện lợi và dễ sử dụng. Bất kể là người mới tập lái, phụ nữ hay người lớn tuổi đều có thể học lái xe số tự động dễ dàng hơn là học và tập lái xe số sàn.

xe ô tô số tự động là gì

Xe số tự động phù hợp với nhiều đối tượng

2. Các bộ phận và chức năng trên xe số tự động

Ngoài những bộ phận cơ bản của một chiếc ô tô như: bảng điều khiển, gương chiếu hậu, vô lăng, chân ga, chân phanh,… thì xe số tự động có hai bộ phận chính giúp xe sang số phù hợp như sau:

2.1. Cần số

Đây là bộ phận được tài xế dùng để điều khiển việc chuyển số của xe. Theo các thiết kế xe ô tô số tự động hiện nay, cần số thường được đặt trên bệ trung tâm, nằm giữa ghế lái và ghế phụ, được tài xế điều khiển bằng tay phải.

Trên cần số có các ký hiệu quan trọng mà người lái xe phải ghi nhớ trước khi bắt đầu tập lái. Cụ thể như sau:

  • P (Park): Là chế độ đỗ xe, sử dụng khi tài xế cần đỗ xe trong thời gian dài.
  • R (Reverse): Là chế độ số lùi., sử dụng khi tài xế muốn điều khiển xe chạy lùi.
  • N (Neutral): Là chế độ số mo, sử dụng khi tài xế cần kéo xe cứu hộ, khi xe đang dừng đèn đỏ hoặc khi khởi động xe.
  • D (Drive): Là chế độ số tiến, sử dụng khi tài xế muốn xe di chuyển về phía trước.

cần số xe ô tô số tự động

Ngoài ra, tùy vào dòng xe và hãng sản xuất mà xe ô tô số tự động còn được trang bị một số ký hiệu khác như:

  • L (Low): Là chế độ số thấp, tài xế sử dụng khi xe lên dốc, xuống dốc hoặc khi xe mang theo hành lý nặng.
  • B (Brake): Là chế độ số hãm, tài xế dùng để hãm động cơ khi xe xuống dốc, đặc biệt là khi đổ đèo.
  • M (Manual): Là chế độ số tay, dùng giống như xe số sàn khi tài xế muốn tự sang số theo ý muốn.
  • S (Sport): Là chế độ số thể thao được sử dụng tương tự như chế độ M.
  • OD (Overdrive): Chế độ này được sử dụng khi tài xế cần cần tăng tốc để vượt.

2.2. Hộp số tự động

Đây là bộ phận chính có khả năng tự động thay đổi tỷ số truyền giữa động cơ và bánh xe, giúp cho xe di chuyển với tốc độ phù hợp mà không cần người lái phải thao tác sang số thủ công như hộp số sàn.

Khi người lái đạp chân ga, động cơ sẽ truyền lực đến bộ biến mô thủy lực, bộ phận này sẽ tiếp tục truyền lực đến bộ truyền động hành tinh. Tại đây, lực đạp ga sẽ được phân tích nhằm tạo ra tỷ số truyền phù hợp với tốc độ xe và điều kiện địa hình khi di chuyển. Lúc này, hệ thống điều khiển của hộp số tự động sẽ theo dõi các thông số quan trọng như: tốc độ, vị trí chân ga, vòng tua máy,… để điều khiển hoạt động của hộp số.

hộp số xe số tự động

Hộp số tự động là bộ phận chính mang lại khả năng sang số tự động cho xe

3. Ưu và nhược điểm của xe số tự động

Xe số tự động đang là lựa chọn của nhiều tài xế hiện nay bởi các ưu điểm nổi trội hơn xe số sàn. Cụ thể như:

  • Thao tác đơn giản hơn: Xe số tự động không cần thao tác thủ công với bàn đạp ly hợp và cần số như xe số sàn. Việc giảm bớt thao tác giúp tài xế điều khiển xe dễ dàng hơn, đặc biệt là trong điều kiện tắc đường hoặc di chuyển trong thành phố.
  • Sang số mượt mà: Hộp số tự động có khả năng sang số mượt mà, êm ái, hạn chế tình trạng chết máy hay giật cục như xe số sàn.
  • Giảm hao mòn động cơ và giảm tiếng ồn khi vận hành: Chế độ tự động sang số giúp các bánh răng trong hộp số khớp với nhau nhanh chóng, hoạt động mượt mà hơn việc sang số bằng tay. Nhờ đó mà giảm được tình trạng hao mòn động cơ cũng như giảm thiểu tiếng ồn khi xe vận hành.
  • Phù hợp để di chuyển trong thời gian dài: Điều khiển xe số tự động đơn giản hơn xe số sàn, từ đó mà tài xế có thể giữ được trạng thái tốt trong thời gian dài, thích hợp khi di chuyển xa hoặc di chuyển nhiều lần trong ngày.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng: Xe số tự động phù hợp với nhiều đối tượng, chẳng hạn như người mới tập lái, người lớn tuổi, phụ nữ và những người thường xuyên di chuyển trong thành phố.
  • Gia tăng sự tập trung quan sát và xử lý tình huống: Các thao tác sang số đơn giản hơn giúp người lái có nhiều thời gian tập trung vào việc quan sát và xử lý tình huống trên đường.
  • Đa dạng tiện nghi, sang trọng và đẳng cấp: Chế độ sang số tự động thường được trang bị trên những dòng xe cao cấp, đồng thời cũng được trang bị nhiều tiện ích giúp hành trình di chuyển thú vị hơn.

4. Cách phân biệt xe ô tô số tự động với xe số sàn

Một trong những khác biệt lớn nhất của xe số tự động và xe số sàn là bàn đạp ly hợp. Đây là bộ phận giúp tài xế sang số khi điều khiển xe số sàn, còn xe số tự động thì không có bộ phận này. Bởi vậy mà tài xế chỉ cần dùng một chân khi điều khiển xe số sàn là chân phải cho ga và phanh, trong khi với xe số sàn, tài xế cần sử dụng chân trái để điều khiển bàn đạp ly hợp.

Cần số của xe số tự động đơn giản hơn xe số sàn với các ký hiệu thường thấy nhất là P, R, N, D trong khi xe số sàn thường có từ 5 – 7 vị trí số. Mức tiêu hao nhiên liệu của xe số tự động sẽ cao hơn xe số sàn do hạn chế trong việc tự chọn số phù hợp với địa hình.

Về giá thành, xe ô tô số tự động thường có giá thành cao hơn xe số sàn, tương ứng với đó, xe số tự động sở hữu tiện nghi đa dạng hơn, dễ lái hơn và phù hợp với nhiều đối tượng.

phân biệt xe số tự động và xe số sàn qua cần số

Phân biệt xe số tự động và xe số sàn qua cần số

5. Xe số tự động học bằng gì?

Để điều khiển xe số tự động một cách hợp pháp và đúng quy định, tài xế có thể chọn học một trong ba loại giấy phép lái xe sau đây:

  • Giấy phép lái xe hạng B1: Với bằng hạng B1, tài xế được phép điều khiển xe ô tô số sàn di chuyển với mục đích cá nhân, không phục vụ nhu cầu hành nghề lái xe.
  • Giấy phép lái xe hạng B2: Khi sở hữu bằng hạng B2, tài xế điều khiển xe ô tô số sàn nhằm mục đích cá nhân hoặc hành nghề lái xe đều hợp pháp.
  • Giấy phép lái xe hạng C: Với bằng hạng C, tài xế cũng được phép điều khiển xe ô tô số sàn để hành nghề lái xe như bằng hạng B2.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Thái Việt đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về xe số tự động cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa xe số tự động và xe số sàn. Nếu bạn đang có nhu cầu học và thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô số tự động, hãy liên hệ với Thái Việt ngay để nhận tư vấn chi tiết hơn nhé!

Xem thêm:

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online