09-01-2024

Nhiều lái xe muốn phát triển việc kinh doanh vận tải của mình thông qua nâng hạng lên bằng F. Vậy bao nhiêu tuổi thì được thi bằng lái xe hạng F và thủ tục hồ sơ thi tuyển như thế nào? Theo dõi từng nội dung của bằng lái xe hạng F trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhất.

1. Bằng lái xe F là bằng gì?

bằng lái xe hạng F

Hình ảnh mẫu về một loại bằng lái xe hạng F

Loại bằng F Là hạng bằng lái xe ô tô cao nhất tại Việt Nam, bằng lái xe hạng F được cấp cho người điều khiển các phương tiện xe hạng nặng kể cả xe tải, xe container, máy kéo không giới hạn về trọng tải. Muốn lấy được bằng lái xe hạng F yêu cầu người lái xe phải có bằng lái xe các hạng từ B đến E và phải đáp ứng đủ số năm kinh nghiệm cũng như số ki-lô-mét lái xe an toàn sau đó thực hiện thi sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên bậc F.

Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng bằng lái các hạng B2, C, D và hạng E, cho phép điều khiển các loại xe ô tô (loại tương ứng được quy định cho từng hạng bằng) kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 750kg, xe sơ mi rơ moóc, hay xe ô tô khách nối toa.

2. Bằng F bao nhiêu tuổi?

Quy định về độ tuổi được cấp và sử dụng bằng lái hạng F là thông tin thiết yếu mà người lái xe cần chú ý. Cụ thể, theo Luật Giao thông đường bộ hiện hành, độ tuổi được phép cấp bằng F là:

  • Từ đủ 21 tuổi trở lên đối với hạng FB2;
  • Từ đủ 24 tuổi trở lên đối với hạng FC;
  • Từ đủ 27 tuổi trở lên đối với hạng FD và FE;

Lưu ý, người có bằng FE đối với nam đủ 55 tuổi và đối với nữ đủ từ 50 tuổi nếu tiếp tục có nhu cầu lái xe, đồng thời đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe theo quy định có thể tiến hành đổi bằng xuống các hạng thấp hơn.

Khi hết thời hạn sử dụng bằng F (theo quy định mới nhất tất cả các loại bằng FB2, FD, FC và FE đều có thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp bằng), nếu vẫn trong độ tuổi quy định, người sở hữu bằng F cần làm thủ tục hồ sơ gửi Sở Giao thông vận tải các tỉnh để xin đổi bằng lái xe mới.

3. Bằng F lái xe gì? phân biệt các loại bằng F

3.1 Bằng lái xe FB2 lái xe gì?

Bằng lái FB2 là loại bằng được cấp cho người lái xe điều khiển những loại xe nằm trong quy định của bằng lái xe B2 được phép kéo theo rơ moóc. Ngoài ra, người có bằng FB2 cũng được phép điều khiển các loại xe ô tô được quy định cho hạng bằng B1 và B2. Theo đó, chi tiết về các loại xe mà người có bằng FB2 được phép lái là:

  • Các loại ô tô vận tải chở đến 9 chỗ ngồi (cả xe ô tô chuyên dùng), có tính cả chỗ ngồi của người lái (quy định cho bằng B1 và B2);
  • Các loại ô tô tải và xe tải chuyên dùng mà trọng tải thiết kế dưới 3.500kg (quy định cho bằng B1 và B2);
  • Các loại máy kéo có kéo theo một rơ moóc mà trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500kg;

3.2 Bằng lái xe FC lái xe gì?

Bang-lai-xe-hang-F-1

Bằng lái xe hạng F được phép điều khiển xe đầu kéo

Người sở hữu giấy phép lái xe hạng FC có quyền điều khiển các phương tiện được quy định cho bằng lái xe C có kéo theo một rơ moóc, ô tô đầu kéo có kéo sơ mi rơ moóc, các loại phương tiện được quy định cho bằng lái xe B1, B2, C và FB2. Cụ thể, các loại xe người có bằng lái FC được phép lái là:

  • Các xe ô tô chuyên dùng mà trọng tải thiết kế dưới mức 3.500kg (quy định cho bằng B1, B2, C);
  • Các xe ô tô vận tải hành khách có đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ của lái xe (quy định cho bằng B1, B2, C);
  • Các loại xe ô tô tải, cả ô tô tải chuyên dùng mà trọng tải thiết kế dưới 3.500kg (quy định cho bằng B1, B2, C);
  • Các loại máy kéo kéo một rơ moóc mà trọng tải thiết kế dưới mức 3.500kg (quy định cho bằng FB2);
  • Các loại xe ô tô tải, tính cả xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng mà trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên (quy định cho bằng C);
  • Các loại máy kéo kéo một rơ moóc mà trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên;
Bang-lai-xe-hang-F-2

Bằng FC có thể lái máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn

3.3 Bằng lái xe hạng FD lái xe gì?

Đối với bằng lái xe FD, người được cấp bằng có thể điều khiển các loại xe đã được quy định cho giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc. Và, bằng FD cũng cho phép lái xe điều khiển những phương tiện đã được quy định cho bằng B1, B2, C, D và bằng FB2. Do đó, người có bằng lái FD được phép chạy các loại xe sau đây:

  • Xe ô tô chở khách 10 – 30 chỗ ngồi, cả chỗ ngồi của lái xe (quy định tại bằng D);
  • Xe ô tô tải, cả ô tô tải chuyên dùng mà trọng tải nhỏ hơn 3.500 kg (quy định tại bằng B1, B2);
  • Xe ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3.500 kg (quy định tại bằng B2);
  • Xe ô tô bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng mà trọng tải thiết kế từ mức 3.500 kg trở lên (quy định tại bằng C);
  • Máy kéo kéo theo một rơ moóc mà trọng tải thiết kế dưới mức 3.500 kg (quy định tại bằng FB2);
  • Máy kéo kéo theo một rơ moóc mà trọng tải thiết kế từ mức 3.500 kg trở lên (quy định cho bằng FC);

3.4 Bằng lái xe hạng FE lái xe gì?

Bằng FE được cấp cho người lái xe để điều khiển những loại xe có trong quy định của bằng lái hạng E có kéo sơ mi rơ moóc và các loại xe ô tô vận tải hành khách theo hình thức nối toa. Đông thời, người có bằng lái FE cũng có thể điều khiển những loại xe mà các hạng bằng B1, B2, C, D, E, FB2 và FD được phép lái. Cụ thể, được cấp giấy phép lái xe hạng FE có thể lái các loại xe sau:

  • Phương tiện xe ô tô chở khách có trên 30 chỗ ngồi (quy định tại bằng E);
  • Phương tiện xe ô tô tải, gồm cả ô tô tải chuyên dùng mà trọng tải thiết kế bé hơn 3.500 kg (quy định tại bằng B1, B2);
  • Phương tiện xe ô tô chuyên dùng mà trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg (quy định tại bằng B2);
  • Phương tiện xe ô tô tải, cả xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng mà trọng tải thiết kế trên 3.500 kg (quy định tại bằng C);
  • Máy kéo có kéo theo một rơ moóc mà trọng tải thiết kế dưới mức 3.500 kg (quy định tại bằng FB2);
  • Máy kéo có kéo theo một rơ moóc mà trọng tải thiết kế trên mức 3.500 kg (quy định tại bằng FC);

Như vậy, theo quy định hiện hành thì bằng lái hạng FE cũng chính là bằng lái xe hạng cao nhất tại Việt Nam.

Bằng FE là hạng bằng cao nhất tại Việt Nam

4. Độ tuổi có thể học bằng F

Ngoài thắc mắc bằng F lái xe gì thì độ tuổi học bằng F cũng được nhiều người quan tâm. Theo pháp luật hiện hành, giấy phép lái xe hạng F chỉ được cấp cho người lái xe khi đạt đủ độ tuổi theo từng loại bằng F. Cụ thể, quy định về tuổi đối với từng loại bằng F như sau:

  • Bằng FB2: Phải đủ 21 tuổi trở lên;
  • Bằng FC: Phải đủ 24 tuổi trở lên;
  • Bằng FD: Phải đủ 27 tuổi trở lên;
  • Bằng FE: Phải đủ 27 tuổi trở lên;

Tuổi của người lái xe sẽ được tính đến ngày dự thi sát hạch, đối với người có nhu cầu nâng hạng gplx, có thể học trước nhưng chỉ được dự thi bằng lái xe hạng F khi đạt độ tuổi đã quy định.

5. Điều kiện cần thiết khi học bằng F

Là hạng bằng cao nhất hiện nay nên bằng lái xe hạng F cũng có những yêu cầu cao về kinh nghiệm và thực tế quá trình lái xe an toàn. Điều kiện cần để người lái xe tham gia thi nâng hạng bằng lái lên hạng F như sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc công dân người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe để lái xe (phải cung cấp giấy khám sức khỏe được xác nhận bởi bệnh viện từ tuyến huyện trở lên);
  • Đạt đủ từ 50.000 ki-lô-mét quãng đường lái xe an toàn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm lái xe.

Thêm vào đó, mỗi loại bằng FB2, FC, FD hay FE có những điều kiện khác nhau về độ tuổi và dấu bằng cơ sở. Cụ thể:

  • Đối với bằng FB2: Thí sinh phải đủ từ 21 tuổi trở lên và đã có bằng lái xe hạng B2;
  • Đối với bằng FC: Thí sinh phải đủ từ 24 tuổi trở lên và đã có bằng lái xe hạng C, D hoặc E;
  • Đối với bằng FD: Thí sinh phải đủ từ 27 tuổi trở lên, có bằng lái xe hạng D và đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương;
  • Đối với bằng FE: Thí sinh phải đủ từ 27 tuổi trở lên, có bằng lái xe hạng E và đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương;

Ngoài ra, bằng lái xe hạng F chỉ được cấp thông qua hình thức nâng hạng mà không có chương trình sát hạch trực tiếp. Vì vậy, muốn sở hữu các loại bằng F, người lái xe bắt buộc phải thi nâng hạng trên cơ sở đã có loại bằng nền như B2, C, D hoặc E.

bằng lái xe hạng F-4

Điều kiện thi bằng lái xe hạng F

6. Thủ tục và hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe hạng F

Khi đạt đủ những điều kiện như đã nêu ở phần trên, người có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng F cần tiến hành đăng ký nộp hồ sơ cho cơ sở đào tạo, sau đó tham gia học và dự sát hạch lái xe. Người dự sát hạch bằng lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại các Trung tâm đào tạo và phải thông qua kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo nâng hạng.

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2017/TT-BGTVT, người đăng ký học nâng hạng bằng lái xe lên bậc F cần phải hoàn thiện hồ sơ nộp cho cơ sở đào tạo lái xe để gửi Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ gồm có:

  • 01 đơn đề nghị dự sát hạch nâng hạng;
  • 01 bản photo (không cần công chứng) thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu trong thời hạn không quá 6 tháng;
  • 01 giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế tuyến huyện trở lên cấp;
  • 02 ảnh chân dung có kích thước 3×4 hoặc 4×6;
  • 01 bản khai ghi rõ thời gian hành nghề cũng như quãng đường lái xe an toàn;
  • 01 bản sao giấy phép lái xe đã có;
  • 01 chứng chỉ về đào tạo nâng hạng;
  • 01 bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương (xuất trình bản gốc khi dự sát hạch);

Bằng lái xe hạng F có những yêu cầu và độ khó nhất định về thời gian kinh nghiệm và quãng đường vận hành xe an toàn, tuy nhiên, nếu có kiên trì nỗ lực và tìm được một Trung tâm đào tạo lái xe uy tín để theo học thì người lái xe sẽ dễ dàng có được tấm bằng lái này.

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online