19-03-2024

Hiểu rõ các loại bằng lái xe ô tô sẽ giúp bạn lựa chọn loại bằng phù hợp với nhu cầu và điều kiện lái xe của mình. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những loại bằng lái xe ô tô phổ biến nhất tại nước ta thông qua bài viết này. Cùng Thái Việt xem ngay nhé!

các loại bằng lái xe ô tô phổ biến tại việt nam

1. Các loại bằng lái xe ô tô hiện nay tại Việt Nam bao gồm?

Theo thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam bao gồm: bằng lái xe hạng B1 số tự động, hạng B1, hạng B2, hạng C, hạng D, E và hạng F.

các loại bằng lái xe ô tô

2. Quy định của từng loại bằng lái xe ô tô

Trong thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, Bộ Giao Thông Vận Tải cũng đã quy định rõ về từng loại bằng lái xe ô tô, cụ thể như sau:

2.1. Bằng lái xe hạng B1 số tự động

bằng lái xe b1

Theo Bộ Giao Thông Vận Tải, bằng lái xe hạng B1 số tự động cấp cho những người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe như:

  • Xe ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi dành cho người lái xe.
  • Xe ô tô tải, bao gồm ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Xe ô tô dùng cho những người khuyết tật.

Hiện nay, bằng lái xe hạng B1 số tự động thường dành cho những cá nhân có xe ô tô số tự động. Ưu điểm của loại bằng này là dễ học, dễ tiếp thu nên được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên, bằng hạng B1 số tự động không được sử dụng để lái xe số sàn hay hành nghề lái xe kinh doanh, dịch vụ vận tải, vận chuyển hàng hóa và hành khách.

2.2. Bằng lái xe hạng B12

bằng lái xe b12

Bằng lái xe B1 được cấp cho những người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe như:

  • Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi dành cho người lái xe.
  • Xe ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Máy kéo một rơ moóc có trọng tải được thiết kế dưới 3.500 kg.

Có thể thấy, khi có bằng lái xe hạng B1, người lái xe có thể điều khiển được xe số sàn và xe số tự động. Tuy nhiên, bằng hạng B1 có nhược điểm là chủ sở hữu loại bằng này không được hành nghề lái xe kinh doanh hoặc các dịch vụ vận tải.

2.3. Bằng lái xe hạng B2

bằng lái xe b2

Bằng lái xe B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển những loại xe như:

  • Xe ô tô chuyên dùng có trọng tải được thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Tất cả các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Khi có bằng lái xe hạng B2, chủ sở hữu được phép điều khiển hầu hết những loại xe ô tô cơ bản tại Việt Nam. Với sự tiện dụng này mà loại bằng hạng B2 được xem là bằng phổ thông và được nhiều chọn lựa nhất. Tuy nhiên, kỳ hạn của bằng này là 10 năm, nên sau 10 năm chủ sở hữu cần phải đi xin giấy cấp phép lại.

Bằng lái xe hạng B2

2.4. Bằng lái xe hạng C

bằng lái xe hạng c

Bằng lái xe C cấp cho những người lái xe để điều khiển các loại xe như:

  • Xe ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
  • Máy kéo một rơ moóc có trọng tải được thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
  • Những loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và B2.

Bên cạnh sự tiện lợi khi có thể đăng ký học và thi lấy bằng trực tiếp tại trung tâm sát hạch, bằng lái xe hạng C có nhược điểm là kỳ hạn khá ngắn, chỉ có 3 năm. Vì vậy, sau 3 năm, chủ sở hữu bằng cần phải đi gia hạn lại.

2.5. Bằng lái xe hạng D

bằng lái xe hạng d

Bằng lái xe hạng D cấp cho những người lái xe để điều khiển các loại xe như:

  • Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi dành cho người lái xe.
  • Các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và hạng C.

Khi có bằng lái xe hạng D, chủ sở hữu có thể điều khiển hầu hết các loại xe ô tô tại nước ta. Tuy nhiên, học viên không thể học trực tiếp để lấy bằng lái xe hạng D mà phải nâng hạng bằng từ bằng thấp hơn là B2 và C cũng như phải có trình độ từ trung học phổ thông trở lên. Đồng thời, kỳ hạn của bằng lái xe hạng D là 3 năm, nên sau 3 năm chủ sở hữu bằng cần phải đi gia hạn lại.l

2.6. Bằng lái xe hạng E

bằng lái xe hạng E

Bằng lái xe hạng E cấp cho những người lái xe để điều khiển các loại xe như:

  • Xe ô tô chở người trên 30 chỗ.
  • Những loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng D.

Tương tự như bằng lái xe hạng D, để lấy bằng lái xe hạng E, học viên phải nâng hạng bằng từ bằng thấp hơn là B2, C và D cũng như cần phải có thâm niên 5 năm trong nghề lái xe hạng D.

Bên cạnh đó, theo Bộ Giao Thông Vận Tải, người có giấy phép lái xe các hạng bao gồm hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng sẽ được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

2.7. Bằng lái xe hạng F

bằng lái xe hạng F

Bằng lái xe hạng F được biết đến là loại bằng có giấy phép cao nhất trong tất cả các loại bằng lái xe ô tô. Bằng hạng F cấp cho những người đã có giấy phép lái xe các hạng như B2, C, D và hạng E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc và ô tô khách nối toa, được quy định như sau:

  • Hạng FB2: Cấp cho người lái xe ô tô để lái những loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc cũng như được điều khiển những loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và B2.
  • Hạng FC: Cấp cho người lái xe ô tô để lái những loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển những loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2.
  • Hạng FD: Cấp cho người lái xe ô tô để lái những loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc cũng như được điều khiển những loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và hạng FB2.
  • Hạng FE: Cấp cho người lái xe ô tô để lái những loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc, được điều khiển những loại xe như ô tô chở khách nối toa, các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2 và FD.

 

Với những thông tin bổ ích trên, hy vọng rằng bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại bằng lái xe ô tô tại nước ta cũng như lựa chọn được loại bằng phù hợp với nhu cầu của mình. Hơn hết, đừng quên thường xuyên truy cập vào trang Tin Tức của Thái Việt để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

>> Xem thêm:

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online