27-02-2023

Kỹ thuật lái xe ô tô vào cua không quá khác so với lái xe di chuyển thông thường. Tuy nhiên, tài xế cần chú ý cầm vô lăng đúng cách. Bài viết sau sễ hướng dẫn bạn cách xử lý khi vào cua an toàn và đúng kỹ thuật nhất. 

Hãy hình dung vô lăng ô tô là một mặt đồng hồ, cách cầm vô lăng chuẩn là tay trái đặt ở vị trí 9 giờ, tay phải đặt ở vị trí 3 giờ. Khi cầm vô lăng, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng. Tư thế ngồi lái cũng rất quan trọng, cần chỉnh ghế lái có độ cao, độ nghiêng và khoảng cách phù hợp. Ngồi tựa lưng sát vào ghế, vai và tay thả lỏng tự nhiên.

1. Cách đánh lái xe ô tô vào cua đơn giản

Ngoài một  số yếu tố ảnh hướng tới quá trình vào cua của người lái xe trên các cung đường như độ dốc, điều kiện thời tiết,…Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở đây chính là kinh nghiệm của người cầm lái. Mỗi người nên chuẩn bị sẵn sàng một số bí kíp để vận hành xe một cách an toàn nhất. 

Kỹ thuật vào cua an toàn

Kỹ thuật vào cua an toàn

Kỹ năng cầm vô lăng khi vào cua
Muốn điều khiển ô tô một cách tự tin thì cầm vô lăng đúng kỹ thuật là yếu tố quyết định. Khi di chuyển, tay trái người lái nắm vào vị trí từ 9-10 giờ và tay phải nắm vào vị trí từ 2-4 giờ. Để giữ vô lăng cũng như cảm nhận cảm giác lái tốt nhất, người lái nên đặt ngón tay cái dọc theo vành vô lăng, bốn ngón tay còn lại ôm vào bên trong vành vô lăng lái.
Ngoài ra, bạn cần điều chỉnh tư thế vai và tay sao cho thoải mái nhất, thả lỏng tự nhiên. Điều này giúp giảm mệt mỏi khi điều khiển xe trong khoảng thời gian dài cũng như dễ dàng thực hiện mọi thao tác trên vô lăng.
Trước khi đánh lái ô tô
Trước khi vào cua, nên chú ý quan sát, check kỹ điểm mù của xe ô tô, đánh giá địa hình để tìm phương án xử lý phù hợp. Khúc cua hẹp hay rộng, dài hay ngắn, mặt đường có trơn trượt hay gồ ghề hay không? Vị trí di chuyển của các phương tiện xung quanh như thế nào?… là những điều lái xe cần lưu ý để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra.
Giảm tốc độ xe trước khi lái xe vào cua
Góc cua có thể có vật cản hoặc xảy ra tình huống bất ngờ, đặc biệt là những góc cua khuất, không có gương cầu lồi. Tuy nhiên, nhiều người lái thường chủ quan, không rà phanh trước khi vào cua hay khi vào cua mới rà phanh. Điều này khiến tay lái không chủ động và xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ xảy ra. Vì vậy, việc giảm tốc độ trước khi vào cua là một trong những cách đánh lái xe ô tô an toàn mà các người mới không nên bỏ qua.
Giai đoạn bắt đầu cua xe
Khi xe đã đạt tốc độ an toàn, hãy ước lượng độ cong của góc cua và cẩn thận đưa xe vào cua. Với những góc cua quá dài hoặc trường hợp lấy góc ít, tài xế có thể nhích thêm một khoảng nhỏ cần thiết để xe về đúng quỹ đạo.
Thời điểm trả cua, kết thúc quá trình đánh lái xe ô tô
Khi đã vượt qua khúc cua, người lái bắt đầu trả lái để thoát góc cua bằng cách quay ngược vô lăng để xe trở về quỹ đạo ban đầu. Sau đó, đưa xe về tốc độ bình thường. Đây cũng là thao tác kết thúc quá trình.

2. Một số lưu ý khi xe ô tô vào cua

Việc đánh lái vào cua an toàn hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người lái. Vì vậy, người điều khiển nên dành nhiều thời gian cho việc tập luyện trên nhiều dòng xe khác nhau để quen tay lái, sử dụng vô lăng trơn tru và kỹ thuật hơn. Mỗi dòng xe sẽ giúp người lái có thêm trải nghiệm lái thú vị bởi sự khác biệt về cấu tạo, đặc biệt là góc quan sát, kết cấu vô lăng hay độ cân bằng.

ky-thuat-lai-xe-o-to-vao-cua-2

Đặc biệt, với những người mới lần đầu điều khiển xe nên lưu ý thêm về việc sử dụng vô lăng hay ghế ngồi. Trên vô lăng thường được tích hợp túi khí nên khi đặt tay ở vị trí cao (vị trí 11 – 1 giờ) hoặc đặt trên vô lăng sẽ khiến tay đập vào mặt khi va chạm, gây thương tích nghiêm trọng. Ghế ngồi cần được chỉnh cao hơn để quan sát dễ dàng và kịp thời phản ứng khi di chuyển trên đoạn đường có cua liên tục.

Ngoài ra, khi lái xe đánh lái quá nhiều thì lúc trả cua sẽ phải quay vô lăng ngược lại tương ứng với số vòng xoay ban đầu. Điều này khiến xe bị lắc lư nhiều dẫn đến tình trạng trẻ em bị khó chịu hoặc người ngồi có hiện tượng say xe.

Muốn vận hành xe an toàn trên đường, đặc biệt ở những khúc cua, lái xe cần biết cách đánh lái xe ô tô nhịp nhàng, khéo léo. Mặc dù các mẫu xe hiện đại nói chung đều có trang bị một số công nghệ hỗ trợ lái nhưng người điều khiển không nên vì thế mà chủ quan, gây mất an toàn khi cầm lái.

Kỹ thuật lái xe ô tô vào cua đơn giản đã được chia sẻ trong bài viết. Ngoài các kỹ năng kể trên thì tài xế nên giữ thái độ bình tĩnh để có thể xử lý mọi tình huống bất ngờ khi đang điều khiển xe. Chúc các bạn có những chuyến đi an toàn trên chiếc “xế yêu” của mình.

>>> Xem thêm:
Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online